Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (Euro Cham) đã phát hành Sách Trắng 2014 về Thương mại/Đầu tư và các khuyến nghị - White book of Trade/Investment Issues and Recommendations. Đây là lần thứ 6 Sách Trắng được phát hành nhằm phản ánh các quan điểm chung của cộng đồng gần 800 doanh nghiệp châu Âu đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực ngành nghề về môi trường kinh doanh và nền kinh tế Việt Nam.
Dự báo năm 2013, thị trường ô tô sẽ đạt cột mốc 110.000 xe, tương tương với mức của năm 2007. Mặc dù, để cứu vãn ngành công nghiệp ô tô, phí trước bạ áp dụng với ô tô dưới 10 chỗ ngồi đã được điều chỉnh xuống còn 10% đối xe đăng ký lần đầu và 2% đối với xe đăng ký từ lần thứ 2. Chính sách ưu đãi này đã góp phần kích cầu thị trường ô tô trong những tháng gần đây.
Nhận định về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong tương lai, EuroCham tỏ ra khá quan ngại khi đưa ra cảnh báo: nếu không sớm có biện pháp cho giai đoạn 2014 – 2018 thì việc cắt giảm thuế sẽ đe dọa đến ngành công nghiệp ô tô vốn còn non trẻ của Việt Nam, khiến cho ngành này khó cạnh tranh về giá và chất lượng với các sản phẩm nhập khẩu.
Theo lộ trình cộng đồng ASEAN sẽ miễn thuế đối với các loại ô tô được nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN và các quốc gia là thành viên của hiệp định hợp tác kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Cụ thể, từ năm 2014 thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc sẽ giảm xuống còn 50% vào năm 2014, 35% vào năm 2015, 20% vào năm 2016, 10% vào năm 2017 và được miễn hoàn toàn vào năm 2018.
Ngành lắp ráp ô tô trong nước được dự báo chỉ đạt mức tăng trưởng 3% khi thuế nhập khẩu giảm còn 35% vào năm 2015, khi một Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được thành lập vào năm 2015. Điều này sẽ khiến các nhà lắp ráp ô tô trong nước sẽ đối mặt với tình hình cạnh tranh khốc liệt nếu không muốn nói là cực kỳ khó khăn.
Vào năm 2012, khi nước ta giảm thuế nhập khẩu ô tô có xuất xứ từ khối ASEAN xuống còn 15% đối với xe bán tải, tất cả các nhà lắp ráp CKD đã dừng hoạt động trong nhiều tháng và chuyển sang nhập khẩu xe nguyên chiếc từ Thái Lan. Eurocham lo ngại tình trạng này có thể tái diễn vào thời điểm sau năm 2018 nếu như chính phủ không có một lộ trình và những chính sách phát triển bền vững cho ngành lắp ráp tô ô trong nước.
Đến năm 2018, mức thuế nhập khẩu sẽ được miễn hoàn toàn, điều này có nghĩa là ngành công nghiệp lắp ráp ô tô trong nước còn rất ít thời gian để cũng cố vị thế và đứng vững trên thị trường. Trước thực trạng này Eurocham đưa ra kiến nghị: các mẫu xe lắp ráp trong nước có tỉ lệ nội địa hóa từ 40% sẽ được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt để đảm bảo khả năng cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu. Các ưu đãi này nên được áp dụng cho giai đoạn 2014 – 2018 để ngành lắp ráp trong nước có đủ thời gian định hình, cơ cấu và cũng cố vị trí trên thị trường.
Chính phủ mới đây đã đồng ý hỗ trợ giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước từ ngày 1/12/2021 đến 31/5/2022. Với chương trình ưu đãi kích cầu thị trường này của chính phủ, nhiều mẫu xe sẽ tiết kiệm đến hàng trăm triệu đồng khi ra biển số.
Chạy theo lợi nhuận khi thuế trong ASEAN về 0%, nhiều hãng ô tô tại Việt Nam đã thu hẹp sản xuất, tăng nhập khẩu. Kỳ vọng phát triển nền sản xuất ô tô Việt Nam đang thực sự đầy khó khăn.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã được ký kết. Và như thường lệ, ô tô là nhóm mặt hàng được nhiều người quan tâm khi lộ trình giảm thuế nhập khẩu sẽ được thực hiện sau 7-10 năm. Khi thuế giảm, giá ô tô sẽ giảm? Đây vừa là câu hỏi vừa là kỳ vọng của nhiều người.
Dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giai đoạn 2019-2022 vừa được Bộ Tài chính hoàn thiện.
Theo lộ trình cắt giảm thuế, kể từ đầu năm 2018, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc giảm từ 30% về 0%. Tuy nhiên điều này không giúp giá ô tô rẻ hơn khiến khách hàng chờ xe giá rẻ hụt hẫng.