Gõ vào công cụ tìm kiếm Google: “cứu người bị nạn” chúng ta có được vài chục ngàn kết quả. Nhưng hầu như đều mang ý nghĩa tiêu cực như bị người nhà đánh, bị đâm, thậm chí bị truy cứu, phạt tù… Trong khi đó hàng ngày, truyền thông, mạng xã hội lại án lên hành vi bỏ mặc nạn nhân, người bị thương,… Vậy nếu là bạn, thì bạn sẽ làm gì khi thấy người bị thương, bị nạn để không bị chỉ trích nếu chẳng may bị lộ thông tin trong một xã hội đầy phức tạp hiện nay.
Đầu tiên, nếu thấy nạn nhân bị thương nhẹ, xây xát ít, có thể đi lại được, nên chờ có nhiều người xung quanh làm chứng và nhờ hỗ trợ đưa vào vỉa hè lề đường, nhanh chóng xúc rữa vết thương bằng nước sạch, thuốc đỏ, băng bó lại, tiếp thêm một ít nước uống để nạn nhân trở về trạng thái bình thường.
Nếu nạn nhân nặng hơn, có dấu hiệu gẫy xương khớp, bất tỉnh, xung quanh có nhiều người, việc cần làm là gọi điện cho cấp cứu, công an và nhờ mọi người phong tỏa, phân luồng giao thông. Tránh việc bế nạn nhân vì có thể làm họ nặng thêm vì bạn không thể nào đoán được tình trạng nguy hiểm của họ. Hãy để những việc đó cho nhân viên y tế hoặc những người có kinh nghiệm thực hiện.
Bạn cần phải nhớ trong đầu: nếu không có chuyên môn, hoặc có ở mức sơ sài trên lý thuyết thì đừng cố tỏ ra bởi việc sơ cứu, xê dịch nạn nhân không đúng các sẽ gây nguy hiểm thêm.
Tuy nhiên, trong trường hợp bắt gặp người bị nạn trong đêm khuya, xung quanh vắng vẻ, đừng cố tiếp cận, giữ khoản cách an toàn với hiện trường, gọi báo ngay cho bệnh viện (115) và công an (113), cần nói chính xác địa điểm họ sẽ cử lực lượng xuống hiện trường. Sau đó bạn nên chụp hình lại hiện trường, quay clip khi có thể và đến trạm công an, trụ dân quân gần nhất để nhờ hỗ trợ. Đừng tìm kiếm sự hỗ trợ từ người dân, họ sẽ tỏ ra e ngại làm tốn thời gian thêm. Cũng đừng đứng lại hiện trường nếu bạn không muốn mắc bẫy của kẻ xấu.
Nếu buộc phải đưa nạn nhân đến bệnh viện, bạn cần bình tĩnh cố gắng trình bày chi tiết với người tiếp nhận. Sau đó, tốt nhất bạn nên rời khỏi bệnh viện càng sớm càng tốt, mọi việc còn lại đã có bệnh viện và công an tiếp nhận. Đừng mong chờ gì ở lời cảm ơn, hay được tuyên dương điều đó rất hiếm ở đời thực. Thực tế nếu bạn ở lại, tỏ ra có trách nhiệm với việc bạn làm thì sẽ nhận “sóng gió” từ người nhà nạn nhân nhiều hơn là lời cảm ơn.
Cuối cùng, nếu không muốn liên quan hay giúp đỡ, bạn hãy rời khỏi đó càng sớm càng tốt, việc ở lại chỉ làm tình trạng giao thông trở nên tồi tệ, tốn thời gian. Nếu xui rủi bạn có thể thành nạn nhân giống như vụ tại nạn “kép” xảy ra rạng sáng ngày 23/7 ở Hải Dương.
Luật giao thông cũng quy định, nếu trong trường hợp bạn là người trực tiếp gây ra tại nạn, bạn được phép rời khỏi hiện trường trong vòng 24 tiếng để tránh phải các hành vi quá khích của người dân. Nhưng trong khoảng thời gian đó, bạn cần phải trình báo cơ quan chức năng để xử lý vụ việc và nhận khoan hồng từ luật pháp. Việc bỏ trốn sẽ khiến bạn chịu hình phạt nặng nề hơn từ luật pháp và cả lương tâm.
Cứu, giúp người là một nghĩa cử cao đẹp, nhưng không phải lúc nào lòng tốt ấy cũng được đền đáp nhất là trong xã hội thực tại hiện nay. Cần phải đặt lòng tốt ấy ở đúng nơi, đúng chỗ, đúng thời điểm để không rơi vào hoàn cảnh “làm ơn mắc oán”.
Khoảng khắc một nữ tài xế xe ôm công nghệ dùng gạch đập kính xe để cứu người đã nhận được lời khen ngợi rất nhiều từ cộng đồng mạng.
Tập đoàn Vingroup chính thức thành lập Công ty Cổ phần Nghiên cứu Phát triển và Ứng dụng người máy VinRobotics, với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Đây là bước đi chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực tự động hóa, robot công nghiệp và trí tuệ nhân tạo (AI).
Để thỏa mãn niềm mơ ước sở hữu siêu xe, một người đàn ông ở bang Texas (Mỹ) đã phải “trả giá” bằng án tù 9 năm khi lợi dụng quỹ cứu trợ Covid-19.
Một nghiên cứu mới được công bố từ J.D. Power cho thấy nhiều chủ sở hữu xe ô tô không quan tâm hoặc không hề muốn sử dụng một số công nghệ hiện đại trong xe hơi ngày nay.
Click4Reg mới đây đã công bố một nghiên cứu khá thú vị, xoay quanh người dùng ứng dụng hẹn hò Tinder.