Đóng 1 triệu đồng/năm, người dân vẫn chọn xe máy
Theo đề xuất của Bộ GTVT, đối với ô tô mức phí thấp nhất là 20 triệu đồng/năm và cao nhất là 50 triệu đồng/năm (tùy thuộc vào dung tích), còn đối với xe máy được đề xuất thu tại 5 thành phố lớn là Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng với mức phí thấp nhất là 500.000 đồng/năm và cao nhất là 1 triệu đồng/năm (tùy theo dung tích).
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học và Quản lý TPHCM, cho rằng đề xuất này chỉ nhằm giải quyết phần ngọn mà chưa giải quyết dứt điểm phần gốc là sự quy hoạch thiếu khoa học. Các trường đại học, bệnh viện vẫn nằm trong khu vực nội thành nếu có thu phí cao đi chăng nữa thì ùn tắc vẫn cứ ùn tắc.
Để đạt được mục tiêu giảm lượng xe cá nhân, trước hết phải sử dụng nhiều loại hình vận tải công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm, tàu điện trên cao. Nếu chưa giải quyết được phương tiện vận chuyển hành khách công cộng thì các giải pháp khác khó mà mang lại kết quả. Ông Phúc đặt câu hỏi nếu hạn chế xe cá nhân bằng cách tăng các loại phí ở thời điểm này thì người dân sẽ đi bằng gì? Xe buýt chưa đáp ứng được nhu cầu, trong khi tàu điện ngầm thì đang xây dựng.
Ông Phúc phân tích, giải pháp mà Bộ GTVT đưa ra là giải pháp tình thế và khó mà giải quyết được việc hạn chế xe cá nhân. “Đối với người đã mua được ô tô thì việc đóng vài chục triệu để phục vụ nhu cầu đi lại với họ thì không thấm vào đâu. Còn đối với người đi xe máy tính trung bình mỗi tháng phải đóng hơn 80.000 đồng mà giải quyết được vấn đề về thời gian, sự tiện dụng thì họ vẫn sẵn sàng đóng phí”, ông Phúc nói.
Còn ông Thái Văn Chung, Tổng thư ký Hiệp hội vận tải hàng hóa TPHCM, nhận định việc thu phí lưu hành xe máy rất khó khả thi ở thời điểm này vì xe máy là phương tiện đi lại, kiếm sống chủ yếu của đa số người dân nên việc đánh phí cao chưa chắc người dân đã từ bỏ phương tiện này.
Ông Chung cho rằng việc hạn chế xe cá nhân là chủ trương đúng nhưng cách thực hiện và mức thu cần phải tính toán hợp lý. Ví dụ, việc tăng lệ phí trước bạ đối với xe máy như thực hiện với ô tô cũng là biện pháp hạn chế xe cá nhân và có vẻ hợp lý hơn là thu phí lưu hành.
Người dân đang phải chịu nhiều loại phí
Với đề xuất thu phí lưu hành với xe máy thấp nhất là 500.000 đồng và cao nhất là 1 triệu đồng/năm, ông Lâm Thiếu Quân, đại biểu Hội đồng Nhân dân TPHCM cho rằng, mức thu này là quá cao so với thu nhập của đại đa số người dân.
Trên thực tế hiện nay, người đi xe ô tô và xe máy đang đóng nhiều khoản phí như phí lưu thông thu qua xăng dầu với mức 1.000 đồng/lít, phí tại các trạm thu phí trên cả nước. Ngoài ra, một loạt các phí khác đang được đề xuất như: phí bảo trì đường bộ, tăng phí đăng ký biển số… Đó là chưa kể đến lệ phí trước bạ đối với ô tô dưới 7 chỗ đã tăng 10% ở Hà Nội và 5% ở TPHCM từ ngày 1-1-2012. Việc đề xuất nhiều loại phí trong thời điểm kinh tế đang khó khăn, các loại chi phí tăng cao sẽ khiến người dân phải "cõng" thêm nhiều loại phí.
Còn ông Phúc cho rằng, đề xuất của Bộ GTVT chưa có cơ sở khoa học. Đề xuất này cũng chưa chứng minh được nếu thu phí cao sẽ giảm được bao nhiêu lượng xe cá nhân?. "Khi đưa ra một biện pháp phải chứng minh được hiệu quả mà biện pháp đó mang lại, chứ không thể đề xuất một con số suông", ông Phúc nói.
Đề xuất mức thu phí cụ thể các loại xe
Thứ tự
|
Loại phương tiện
|
Mức thu
(đồng/năm)
|
1
|
Xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi chở xuống (kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng)
|
|
a |
Loại có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 trở xuống
|
20.000.000
|
b |
Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3
|
30.000.000
|
c
|
Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3
|
50.000.000
|
2
|
Xe mô tô (xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh) của các thành phố Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng
|
|
a
|
Loại có dung tích xi lanh dưới 175 cm3
|
500.000
|
b
|
Loại có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên
|
1.000.000
|
Chiều nay (7/9) Cục Thuế TP. Hà Nội đã có buổi hội nghị trực tuyến hướng dẫn, tuyên truyền về kê khai, nộp lệ phí trước bạ điện tử tới hơn 300 doanh nghiệp ô tô, xe máy.
Thị trường xe những ngày gần đây có nhiều thông tin đáng lưu ý. Trong đó là chuyện xe nội đang mong chờ việc giảm thuế phí, đặc biệt hãng xe liên doanh than khó, muốn bỏ lắp ráp để "đi buôn" xe nhập.
Dịch Covid 19 khiến hàng loạt nhà máy ô tô tại Việt Nam đứng trước nguy cơ điều chỉnh giảm sản xuất, thậm chí đóng cửa, tạm ngừng hoạt động trong một thời gian. Hệ lụy kéo theo là hàng trăm ngàn lao động phải tạm nghỉ việc.
Những ngày vừa qua, dư luận xã hội rất quan tâm tới đề xuất của bỏ Quỹ bảo trì đường bộ, nhiều chủ phương tiện nhầm tưởng rằng, bỏ quỹ Bảo trì đường bộ sẽ không phải đóng phí sử dụng đường bộ nữa.
Theo bảng giá tính lệ phí trước bạ ô tô mới vừa được Bộ Tài chính ban hành, nhiều mẫu xe được điều chỉnh giá thấp hơn rất nhiều so với trước.