Thời gian gần đây, nhóm cổ phiếu ô tô đang thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư. Có thể kể tới trường hợp VEAM (VEA) sau chưa đầy 1 năm lên sàn chứng khoán đã tăng giá gấp đôi và hiện đang giao dịch quanh ngưỡng 50.000 đồng/cp.
Không những vậy, VEA còn nằm trong top những khoản đầu tư lớn nhất của các quỹ ngoại như Dragon Capital hay Pyn Elite Fund.
VEAM hiện đang nắm giữ 30% cổ phần Honda, 20% cổ phần Toyota và 25% cổ phần Ford và điều này giúp công ty thu về hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm.
Một trường hợp khác là cổ phiếu Trường Hải (Thaco), dù chưa niêm yết trên sàn chứng khoán nhưng Thaco luôn là một trong những cổ phiếu "hot" trên thị trường OTC. Thaco hiện đang được giao dịch quanh ngưỡng 80.000 đồng/cp trên OTC, tuy nhiên, khối ngoại vẫn sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn nhiều cho Thaco.
Mới đây, Jardine Matheson đã ra thông báo muốn mua 1,34% vốn điều lệ Thaco với mức giá 128.500 đồng/cp. Nếu thương vụ này hoàn tất sẽ đưa giá trị của Thaco tăng lên 9,4 tỷ USD và 26% cổ phần của Jardine Matheson sẽ có trị giá hơn 2,4 tỷ USD.
Có thể thấy, các cổ phiếu ô tô đang thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư trong và ngoài nước nhờ triển vọng tăng trưởng vượt bậc của ngành trong những năm tới.
Trong báo cáo ngành Ô Tô mới công bố, VietinBank Securities (CTS) cho rằng ngành Ô Tô Việt Nam đang đứng trước những thay đổi lớn về cấu trúc trong khoảng thời gian 10 năm tới. Giá xe Ô tô dự kiến giảm xuống thúc đẩy sản lượng tiêu thụ xe trong nước.
Ngành Ô tô dành được sự quan tâm đặc biệt từ Chính phủ
Ngành Ô tô luôn là ngành mũi nhọn đóng góp lớn vào GDP của các nước lớn trên thế giới với 3,25% GDP của Mỹ, 5% GDP của Trung Quốc, 4% GDP của Đức và 12% GDP của Thái Lan. Tại Việt Nam, ngành Ô tô cũng chiếm tới 3% GDP cả nước. Chính vì lý do này mà ngành luôn dành được những sự quan tâm và đối xử đặc biệt từ phía chính phủ. Các hiệp định thương mại từ trước đến nay luôn có những ngoại lệ dành cho ngành Ô tô nhằm bảo vệ ngành trước sức ép cạnh tranh từ các nước trên thế giới, ngoại trừ ATIGA (và có thể là EVFTA sắp tới).
Tuy vậy, quy mô thị trường xe ô tô Việt Nam hiện quá nhỏ để khiến cho các hãng xe chi tiền đầu tư sản xuất linh kiện, phụ tùng. Quy mô nhỏ trong khi những ưu đãi để thu hút đầu tư phụ trợ là chưa rõ ràng đã khiến cho việc sản xuất ở Việt Nam chỉ dừng lại ở khâu lắp ráp. Điều đó khiến giá thành xe sản xuất ở Viêt Nam cao hơn 10 – 20% so với các nhà sản xuất lớn trong khu vực như Thái Lan, Indonesia.
Môi trường kinh doanh thay đổi
Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký tổng cộng 12 hiệp định thương mại tự do với các nước và các khối, trong đó 10 hiệp định đã có hiệu lực. Một điều khá đặc biệt ở các hiệp định đã ký kết đó là 2 ngành công nghiệp như Ô tô và Thép luôn được đối xử hết sức đặc biệt và thường không nằm trong danh mục các dòng thuế được miễn giảm, chỉ ngoại ngoại trừ ATIGA và có thể là EV-FTA sắp tới.
Khi thuế nhập khảu giảm mà các doanh nghiệp nội không đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp ở các nước trong khu vực, chính phủ đã ban hành nghị định 116 nhằm hạn chế nhập khẩu bằng các biện pháp kỹ thuật. Nhưng điều này vấp phải sự phản đối từ các đối tác trong khu vực và cả các đối tác ngoài khu vực như EU, hiệp định thương mại EV-FTA vì thế mà bị chậm trễ ký kết. Việc hạn chế nhập khẩu trong giai đoạn gần đây cũng không được thành công như giai đoạn mới ban hành.
Dù vậy, CTS dự báo khả năng cao Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục có những cách thức bảo hộ mà trước mắt là việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thành phần sản xuất trong nước trên ô tô. Đây cũng là cách mà Malaysia dử dụng để bảo hộ 2 thương hiệu xe trong nước của họ.
Với việc nhập khẩu dễ dàng hơn và thuế tiêu thụ đặc biệt giảm có thể được áp dụng, CTS kỳ vọng rằng giá xe ô tô trong nước sẽ giảm xuống và phụ hợp hơn với thu nhập của người dân, qua đó thúc đẩy tiêu thụ xe.
Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ tự nhiên ở mức 10,5% nếu không có các biện pháp thúc đẩy của Chính phủ
Có thể nhận thấy rõ ràng mối tương quan giữa tiêu thụ xe ô tô và GDP trên đầu người và số lượng ô tô trên 1.000 dân của các quốc gia. Hiện tại Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu của chu kỳ tăng trưởng. CTS cho rằng tốc độ tăng trưởng tiêu thụ hợp lý đối với Việt Nam là khoảng 10,5%/năm nếu nhìn vào mối tương quan với GDP đầu người của các quốc gia trong khu vực. Khi GDP/người tăng 1% thì tiêu thụ xe/người tăng khoảng 1,5%. Tuy nhiên, mức tăng trưởng cũng có thể sẽ cao hơn và đạt khoảng 12 - 15%/năm trong vòng 10 năm tới nếu như giá xe giảm và những biện pháp kích thích như cấm xe máy trong nội đô trở thành hiện thực.
Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp
Về cơ hội, CTS cho rằng những thay đổi trong ngành qua đó dẫn tới bùng nổ tăng trưởng tiêu thụ. Giảm thuế tiêu thụ đặc biệt nếu được áp dụng cũng sẽ là cách giúp gia tăng lợi thuế cho doanh nghiệp có khả năng thúc đẩy tỷ lệ nội địa hóa. Sản lượng tăng cao lại tiếp tục giúp cho ngành đạt đủ quy mô đầu tư, sức cạnh của các doanh nghiệp sản xuất trong nước tăng lên.
Về phần rủi ro, có thể thấy rõ sự phụ thuộc của các doanh nghiệp vào cách thức bảo hộ của Chính phủ. Với việc hoạt động nhập khẩu ô tô đang diễn ra mạnh mẽ thì sẽ là sự đe dọa tới các nhà lắp ráp trong nước trong thời gian sắp tới. Một số hãng lớn như Toyota thậm chí đã tính tới chuyện ngừng sản xuất ô tô tại Việt Nam mà chuyển sang nhập khẩu khi thuế giảm về 0%. Nếu như không sớm có những biện pháp kịp thời để giữ chân các nhà sản xuất thì ngành ô tô trong nước sẽ phải chịu những thiệt hại rất lớn.
Theo Tri thức trẻ
Tỷ phú Elon Musk được cho là đang dành quá nhiều thời gian cho thương vụ thâu tóm Twitter nên sao nhãng việc điều hành Tesla.
Bên cạnh việc được biến đến là 1 tỷ phú có tiếng trên thương trường, ông Trịnh Văn Quyết còn được biết đến là một người chơi xe đáng nể với bộ sưu tập xe siêu sang độc đáo trị giá hơn trăm tỷ đồng.
Sau phiên giao dịch ngày 25/10, hãng xe hơi chạy điện Tesla đến từ Mỹ đã đạt mốc vốn hóa 1.000 tỷ USD, bước chân vào “câu lạc bộ” các công ty có vốn hóa nghìn tỷ trên thị trường cùng Apple, Facebook, Microsoft và Amazon.
Thông tin hãng xe nội địa của Việt Nam là Vinfast đã lên kế hoạch tìm kiếm nguồn vốn từ nước ngoài là tâm điểm chú ý từ nhiều tháng trước cùng với những hoài nghi về kế hoạch của Vinfast tại thị trường như Mỹ nhưng các trường hợp công ty khởi nghiệp đang mọc lên như nấm tại Mỹ cho thấy còn rất nhiều cơ hội.
Nếu nói chuyện này vào năm trước, mọi thứ có vẻ như xa vời vì khoảng cách tài sản giữa hai ông trùm công nghệ là khá xa. Nhưng cuối cùng ngày đó cũng đến, khi cổ phiếu của Tesla đã có mức tăng giá vũ bão trong năm 2020.