Thị Trường, - 25/01/2018 03:30 PM
Cuối cùng, Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 116/2017/NĐ-CP về các điều kiện về sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ôtô cũng đã được Bộ Giao thông Vận tải chính thức công bố; theo đó, việc nhập khẩu các mẫu xe nguyên chiếc vào Việt Nam sẽ vẫn bao gồm các điều khoản “khó khăn”...

da-qua-thoi-ki-hoang-kim-cua-xe-nhap-khau

Phân khúc xe nhập khẩu sẽ bị siết chặt trong thời gian tới đây.

Cụ thể, Thông tư 03/2018/TT-BGTVT do Thứ trưởng Lê Đình Thọ kí ngày 10/1/2018, có nội dung hướng dẫn thực hiện các quy định mới về kinh doanh, sản xuất ôtô, đặc biệt là nội dung liên quan đến nhập khẩu xe chưa qua sử dụng (xe mới). Các nội dung này được đánh giá là còn “khắt khe” hơn nữa đối với các doanh nghiệp nhập khẩu xe.

Phải có giấy Chứng nhận kiểu loại ôtô nhập khẩu và kiểm tra từng lô xe

Thông tư 03/2018/TT-BGTVT tiếp tục khẳng định yêu cầu các thương hiệu muốn nhập khẩu xe mới sẽ buộc phải cung cấp Giấy chứng nhận kiểu loại ôtô nhập khẩu được cấp bởi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tại nước ngoài (là giấy chứng nhận về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường). Đây là điểm mấu chốt mà các hãng có mặt tại Việt Nam cho rằng; mỗi quốc gia (sản xuất xe) khi sản xuất xe cho thị trường Việt Nam đều rất khó khăn để chứng nhận cho lô xe không tiêu thụ tại nước đó (mà để xuất khẩu sang Việt Nam).

Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục khẳng định việc kiểm tra thực tế số khung/số máy trong từng xe trong lô nhập khẩu theo hồ sơ đăng kí, và cơ quan kiểm tra sẽ lấy ngẫu nhiên 1 xe mẫu (hoặc 2, theo đề xuất cụ thể của doanh nghiệp) đại diện cho từng kiểu loại ôtô trong lô xe nhập khẩu.

da-qua-thoi-ki-hoang-kim-cua-xe-nhap-khau

Chính phủ muốn đảm bảo rằng mỗi chủng loại xe, mỗi lô xe đều được kiểm tra một cách đầy đủ và tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, môi trường trước khi được lăn bánh tại Việt Nam

Ngoài ra, trong nội dung thông tư của Bộ Giao thông Vận tải này còn có thêm một yêu cầu đối với hồ sơ đăng kí kiểm tra đối với ôtô được nhập khẩu mới nguyên chiếc còn phải có “bản sao giấy chứng nhận kiểu loại linh kiện của lốp, gương chiếu hậu, đèn chiếu sáng trước, kính được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”. Đây là một yêu cầu hoàn toàn mới và đại diện một số thương hiệu xe tại Việt Nam cho biết: Sẽ phải cần thêm hướng dẫn cho Thông tư 03/2018/TT-BGTVT này.

Đó là chưa kể, doanh nghiệp nhập khẩu ôtô còn phải cung cấp bản sao tài liệu về “kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất đối với nhà máy đã sản xuất ra kiểu loại ôtô nhập khẩu”.

Năm 2018, thị trường xe nhập khẩu mới sẽ khan hiếm?

Như vậy, vấn đề mà các hãng lo ngại và viện dẫn khó khăn nhiều nhất là Giấy chứng nhận kiểu loại ôtô nhập khẩu đã chính thức bắt buộc phải có. Và giờ đây, “cuộc chiến” tại thị trường Việt Nam sẽ dành cho hãng xe nào thích ứng được các hàng rào kỹ thuật này, nếu không muốn phải tiếp tục đầu từ mở lại dây chuyền lắp ráp hoặc nhường lại thị phần cho các đối thủ của mình - một trong những điều quan trọng lí giải tại sao các hãng không thể buông thị trường Việt Nam, cho dù sản lượng còn rất nhỏ.

Với các loại giấy tờ quy định tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP cùng một số yêu cầu có thêm trong Thông tư 03/2018/TT-BGTVT, mà phải cần có thêm các hướng dẫn thực hiện, đặc biệt là Giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất, một trong thủ tục sẽ và chứng nhận kiểu loại đèn pha, gương chiếu hậu… sẽ là những loại giấy tờ hoàn toàn mới mà các doanh nghiệp cần bổ sung.

da-qua-thoi-ki-hoang-kim-cua-xe-nhap-khau

Sẽ có thêm những quy định mới trong Thông tư 03/2018/TT-BGTVT về tiêu chuẩn kỹ thuật.

Đại diện một doanh nghiệp nhập khẩu xe cho biết, những vướng mắc về thủ tục của Nghị định 116 đã khiến lô xe của hãng, nhập khẩu từ Nhật Bản và Mỹ phải nằm tại nhà máy mà chưa dám cho xuất cảng về Việt Nam vì chưa có lối thoát, nay các hướng dẫn và yêu cầu mới trong Thông tư 03/2018 sẽ thời gian nằm kho kéo dài hơn. Đó là chưa kể các mẫu xe sản xuất cho thị trường Việt Nam sẽ khó, thậm chí không thể bán tại các thị trường khác, do khác biệt về tiêu chuẩn và trang thiết bị an toàn. Trong khi đó, để đưa một lô xe nhập khẩu về Việt Nam, nếu trong khu vực ASEAN thì chỉ mất 7 - 10 ngày trong khi từ các khu vực khác như châu Âu hay Mỹ, thì thời gian có thể phải tính bằng tháng. Giờ đây, với các thủ tục mới, hãng chưa biết bao giờ mới có thể đưa xe về được Việt Nam.

Và như vậy thay vì mở rộng cánh cửa đối với phân khúc xe nhập khẩu qua “cửa ải” Nghị định 116, Thông tư 03/2018/TT-BGTVT còn siết chặt thêm các quy định đối với việc kinh doanh nhập khẩu ôtô. Và những quy định này không chỉ ảnh hưởng với các doanh nghiệp nhập khẩu xe từ châu Âu, Mỹ, Nhật Bản mà ngay cả với các mẫu xe được sản xuất từ ASEAN được hứa hẹn miễn thuế nhập khẩu khi về Việt Nam cũng sẽ bị chậm lại, chưa thể đến tay người tiêu dùng.

Các mẫu xe “đặc biệt” sẽ phải mất thêm nhiều chi phí

Đúng như đánh giá, tinh thần của các điều khoản về việc phải kiểm định từng lô xe có trong Nghị định 116/2017/NĐ-CP vẫn sẽ được duy trì trong Thông tư hướng dẫn thực hiện, theo đó; việc kiểm tra an toàn kỹ thuật và khí thải phải được thực hiện với từng lô xe và với từng kiểu loại khác nhau. Ví dụ, với một lô xe BMW 3-series khi cập cảng, thay vì được kiểm tra ngẫu nhiên một mẫu xe bất kể dung tích động cơ thì nay, đối với từng kiểu loại là 320i, 330i hay 320i sedan hay 320 GT thì với mỗi loại sẽ phải cần có một chiếc xe để cơ quan quản lí kiểm tra. Đó là chưa kể, bất kể số lượng một lô xe cập cảng, cho dù cùng một chủng loại xe với số lượng là một xe hay 100 xe thì doanh nghiệp cũng phải bắt buộc kiểm tra an toàn kỹ thuật và môi trường đối với từng lô xe. Mặt tích cực của quy định này là đảm bảo rằng toàn bộ các mẫu xe lăn bánh ở Việt Nam đều đạt chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

da-qua-thoi-ki-hoang-kim-cua-xe-nhap-khau

Các mẫu xe siêu sang hay siêu xe thể thao sẽ là phân khúc bị ảnh hưởng nhiều nhất khi muốn đặt chân vào Việt Nam.

Và quy định sẽ dẫn đến thực tế một số dòng xe vận hành cao (được trang thiết bị nâng cấp để đạt sức mạnh cao hơn phiên bản tiêu chuẩn, hoặc thay đổi, có thêm các thiết bị được quy định tại giấy chứng nhận) và đặc biệt là các dòng siêu xe thể thao (như Lamborghini), xe siêu sang (như Rolls-Royce, Bentley…) sẽ khó có mặt tại Việt Nam hoặc nếu có thì với giá bán cao hơn do các chi phí phát sinh, chưa kể thời gian đến tay người tiêu dùng sẽ lâu hơn.

Đối với các dòng siêu xe, mỗi lô xe về Việt Nam thường chỉ là một chiếc duy nhất hoặc mỗi kiểu loại chỉ có một chiếc (ví dụ cùng một chiếc Rolls-Royce Phantom những chỉ cần lắp những bộ lốp kích thước khác nhau là cũng cần Giấy chứng nhận của từng loại khác nhau), ngoài những vấn đề về chi phí, thời gian nhận xe (của khách hàng), thì cũng rất dễ là nảy sinh những câu chuyện liên quan đến việc sở hữu xe của khách hàng - những người khó tính và chẳng lấy làm thích thú khi mà các mẫu xe mới 100% của mình đã được đổ xăng lăn bánh.

da-qua-thoi-ki-hoang-kim-cua-xe-nhap-khau

Mẫu chứng nhận kiểu loại xe quy định trong Thông tư 03/2018/TT-BGTVR.

Ngoài ra, đối với thị trường xe đã qua sử dụng - cách thức mà một số công ty nhập khẩu không chính thức đang nhiều chủng loại xe khác nhau về Việt Nam, Nghị định 116/2017/NĐ-CP và sự xuất hiện của Thông tư 03/2018 của Bộ Giao thông Vận tải sẽ chính thức đóng sập sự xuất hiện của một số dòng xe hiện không có đại diện/liên doanh chính thức tại Việt Nam như Bugati, Ferrari, Lincoln, Fiat, Chrysler… với một điều kiện được đánh giá tích cực khi bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam; Phải có tài liệu được phép thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ôtô nhập khẩu tại Việt Nam.

Theo Dân trí

Bạn cần tư vấn mua xe?
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.