Tổng cục Hải quan cho biết, đã có 9.600 xe nhập khẩu nguyên chiếc trong tháng 10 vừa qua, nhờ đó mà đạt giá trị gần 255 triệu đô la. Các xe nhập về từ 4 thị trường chính gồm Thái Lan với 4.580 chiếc, Indonesia là 3.200 chiếc, Trung Quốc gần 800 chiếc và Nhật Bản hơn 520 chiếc.
Trong đó, các loại xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống tăng mạnh với khoảng 8.220 xe, tăng 32.6% so với tháng trước. Chiếm tỉ lệ phần trăm tăng mạnh nhất là ô tô vận tải với hơn 900 xe, tương ứng trị giá gần 40 triệu USD, tăng 47.2% về lượng và tăng 40.2% về trị giá so với tháng trước.
Trong khi đó, ô tô trên 9 chỗ ngồi chỉ có 4 chiếc và ô tô chuyên dụng chỉ đạt khoảng 490 chiếc xe, giảm 20.8% so với tháng trước. Đến hết tháng 10, lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu về Việt Nam đạt khoảng 103.800 chiếc, giảm 19.4% so với cùng kỳ năm trước, với trị giá gần 2.5 tỷ đô la.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 10, Việt Nam chi 392 triệu USD để nhập khẩu các linh kiện và phụ tùng ô tô, tăng 20.5% so với tháng trước. Từ đầu năm đến nay, trị giá nhập khẩu nhóm hàng linh kiện và phụ tùng ô tô là 3.3 tỷ USD, giảm 31% so với cùng kỳ năm trước.
Từ ngày 15/8/2023, biển số ô tô, xe máy sẽ được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe. Vì vậy, nhiều người băn khoăn không biết nếu đang sở hữu nhiều biển số thì sẽ như thế nào?
Làn sóng ô tô điện Trung Quốc bắt đầu tràn về Việt Nam với các mẫu xe cỡ nhỏ. Sau Wuling Hongguang Mini EV, một mẫu ô tô điện cỡ nhỏ khác cũng theo chân về Việt Nam nhưng không rõ nhãn hiệu.
Hơn 150 nghìn biển số ở 63 tỉnh, thành phố đã được cục CSGT phê duyệt, và được đăng tải công khai trên cổng thông tin đấu giá trực tuyến.
Sau loạt sản phẩm bị ngừng bán, chỉ còn 3 mẫu xe máy nhỏ đang được các đại lý Suzuki Việt Nam phân phối trên thị trường.
Hầu hết những mẫu xe góp mặt trong danh sách 10 ô tô bán chậm nhất Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 là các dòng xe của các thương hiệu ô tô Nhật Bản. Có hãng chỉ bán được 14 xe.