Mặc dù hầu hết các nhà sản xuất ô tô lớn đều có nhà máy tại Mỹ, nhưng họ vẫn phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu từ các quốc gia khác, bao gồm cả Mexico, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại đây. Ngay khi có thông tin ông Trump tái đắc cử, cổ phiếu của BMW và Mercedes-Benz tại châu Âu đã giảm 6,5%, trong khi Porsche giảm 4,9% và Volkswagen giảm 4,3%. Các hãng xe Trung Quốc giao dịch tại Mỹ như Li Auto và Nio cũng lần lượt giảm 3,3% và 5,3%. Cổ phiếu của BYD, tuy không niêm yết công khai tại Mỹ nhưng có thể giao dịch thông qua các nhà môi giới, cũng giảm 4,5%.
Cổ phiếu Toyota và Honda niêm yết tại Mỹ kết thúc phiên giao dịch thứ Tư với biến động nhẹ, khi Toyota tăng chưa đến 0,5% và Honda giảm 8%. Cả hai đều báo cáo mức giảm thu nhập quý vào đầu ngày. Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump từng đề xuất mức thuế lên đến 200% đối với xe nhập khẩu từ Mexico và đe dọa tăng thuế đối với xe nhập khẩu từ châu Âu.
Phó Chủ tịch Honda, Shinji Aoyama, đã cảnh báo rằng nếu thuế quan tăng, chi phí hoạt động của công ty sẽ gia tăng. Ông cho biết Honda sản xuất khoảng 200.000 xe mỗi năm tại Mexico và xuất khẩu khoảng 160.000 xe vào Mỹ. “Đây là một tác động lớn,” ông Aoyama chia sẻ, đồng thời cho biết nếu mức thuế này được áp dụng, Honda có thể chuyển sản xuất sang một quốc gia không chịu thuế của Mỹ.
General Motors, Ford, Stellantis (công ty mẹ của Chrysler) cùng với Toyota, Honda, Hyundai-Kia, Mazda, và Volkswagen đều có nhà máy tại Mexico. Theo thỏa thuận USMCA, Mexico đã trở thành địa điểm sản xuất với chi phí thấp hơn so với Mỹ hoặc Canada.
Cả ông Trump và đảng Dân chủ đều cho rằng cần phải điều chỉnh USMCA để ngăn cản kế hoạch của các nhà sản xuất Trung Quốc như BYD xây dựng nhà máy tại Mexico và xuất khẩu xe vào Mỹ. “Họ nghĩ sẽ sản xuất ô tô ở Mexico và bán cho chúng tôi mà không bị đánh thuế? Chúng tôi sẽ áp thuế 200%, khiến họ không thể bán xe tại Mỹ,” ông Trump tuyên bố tối thứ Ba.
Tuy nhiên, các nhà phân tích Phố Wall cho rằng mức thuế này khó khả thi, viện dẫn rằng kế hoạch của ông Trump về mức thuế 25% trong nhiệm kỳ đầu tiên chưa thành hiện thực. Nhà phân tích Emmanuel Rosner của Wolfe nhận định rằng chính quyền mới của ông Trump có thể sẽ không thực hiện các mức thuế quan quá cao, nhưng bất ổn về thương mại có thể ảnh hưởng đến cổ phiếu ngành ô tô. John Murphy của BofA cũng dự báo một chính sách thương mại cứng rắn hơn, nhưng cho rằng mức thay đổi sẽ thấp hơn so với các tuyên bố nhằm giảm thiểu rủi ro kinh doanh.
Tỷ phú Elon Musk được cho là đang dành quá nhiều thời gian cho thương vụ thâu tóm Twitter nên sao nhãng việc điều hành Tesla.
Bên cạnh việc được biến đến là 1 tỷ phú có tiếng trên thương trường, ông Trịnh Văn Quyết còn được biết đến là một người chơi xe đáng nể với bộ sưu tập xe siêu sang độc đáo trị giá hơn trăm tỷ đồng.
Sau phiên giao dịch ngày 25/10, hãng xe hơi chạy điện Tesla đến từ Mỹ đã đạt mốc vốn hóa 1.000 tỷ USD, bước chân vào “câu lạc bộ” các công ty có vốn hóa nghìn tỷ trên thị trường cùng Apple, Facebook, Microsoft và Amazon.
Thông tin hãng xe nội địa của Việt Nam là Vinfast đã lên kế hoạch tìm kiếm nguồn vốn từ nước ngoài là tâm điểm chú ý từ nhiều tháng trước cùng với những hoài nghi về kế hoạch của Vinfast tại thị trường như Mỹ nhưng các trường hợp công ty khởi nghiệp đang mọc lên như nấm tại Mỹ cho thấy còn rất nhiều cơ hội.
Nếu nói chuyện này vào năm trước, mọi thứ có vẻ như xa vời vì khoảng cách tài sản giữa hai ông trùm công nghệ là khá xa. Nhưng cuối cùng ngày đó cũng đến, khi cổ phiếu của Tesla đã có mức tăng giá vũ bão trong năm 2020.