Mới đây nhất là hồ sơ của Công ty TNHH Quốc tế Ô tô Kars Hải Phòng, 100% vốn nước ngoài của Kars Motor Group tại Việt Nam, gửi Bộ Công thương về việc nhập khẩu ô tô dưới 9 chỗ ngồi mang thương hiệu Nissan sản xuất tại Đài Loan vào thị trường Việt Nam. Trong bộ hồ sơ này có Giấy ủy quyền từ Công ty Yushin Motor Co., Ltd ( đơn vị có quyền phân phối các loại xe ô tô mang nhãn hiệu Nissan tại Việt Nam, công ty con thuộc Tập đoàn Yulon Nissan Motor Group-nhà sản xuất và sở hữu hợp pháp đối với nhãn hiệu Nissan tại Đài Loan). Mối quan hệ trên cũng được Bộ Kinh tế của Đài Loan xác nhận và chứng thực với sự hợp pháp hóa lãnh sự của Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc. Công ty TNHH Quốc tế Ô tô Kars Hải Phòng cũng xuất trình giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng cơ sở ô tô do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp.
Dĩ nhiên, việc Công ty TNHH Quốc tế Ô tô Kars Hải Phòng có được công nhận là nhà ủy quyền nhập khẩu xe ô tô nhãn hiệu Nissan sản xuất tại Đài Loan vào Việt Nam hay không còn phải chờ câu trả lời từ Bộ Công thương trong ít ngày tới. Nhưng việc nhập khẩu ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ ngồi mang nhãn hiệu Nissan không phải chỉ có doanh nghiệp trên quan tâm.
Bộ Công thương vào ngày 20/1/2012 đã có văn bản trả lời Công ty cổ phần Thương mại Nghệ An về đề nghị ủy quyền phân phối sản phẩm mang nhãn hiệu Nissan. Theo Bộ Công thương, Giấy chứng nhận của Công ty Dongfeng Nissan Passenger Vehicle Company, Dongfeng Motor Co., Ltd cho Công ty Quangzhou DFS Enterprise Co., Ltd mà Công ty cổ phần Thương mại Nghệ An nộp trong hồ sơ không phải là căn cứ pháp lý để xác định chức năng của Công ty Dongfeng Nissan Passernger Vehicle Company, Dongfeng Motor Co., Ltd là nhà sản xuất, sở hữu hợp pháp với nhãn hiện Nissan. Do đó, Công ty cổ phần Thương mại Nghệ An cần bổ sung những giấy tờ hợp lệ chứng minh chức năng của Công ty Dongfeng Nissan Passenger Vehicle Company, Dongfeng Motor Co., Ltd là nhà sản xuất, sở hữu hợp pháp với nhãn hiệu Nissan.
Với cách trả lời này, chắc chắn doanh nghiệp sẽ tiếp tục tìm kiếm ở đối tác Trung Quốc hay Đài Loan để ra được giấy ủy quyền mà không hề biết rằng, tại Việt Nam, quyền nhập khẩu và phân phối kinh doanh nhãn hiệu Nissan đã được trao cho duy nhất là Công ty TNHH Nissan Việt Nam (NVL).
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Choo Hong Chow, Tổng giám đốc Công ty NVL cho biết, NVL - liên doanh giữa Nissan Motor Nhật Bản và Tập đoàn Tan Chong Holding Berhad (Malaysia), đã được Nissan Motor Nhật Bản, đơn vị duy nhất sở hữu hợp pháp nhãn hiệu Nissan chỉ định là nhà nhập khẩu độc quyền các loại xe và phụ tùng chính hiệu mang thương hiện Nissan tại thị trường Việt Nam từ ngày 11/9/2011.
NVL cũng đã gửi hồ sơ liên quan (gồm Giấy ủy quyền nhập khẩu xe Nissan có hợp pháp hóa lãnh sự cùng Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng cơ sở ô tô do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp) tới Bộ Công thương và các cơ quan liên quan để tiếp tục hoạt động nhập khẩu các dòng xe ô tô Nissan trong thời gian qua.
“Tôi không muốn bình luận về đề nghị của các doanh nghiệp khác liên quan đến việc nhập khẩu xe Nissan vào thị trường Việt Nam, vì đó là quyết định của cơ quan chức năng, nhưng luật pháp thì phải tuân theo”, ông Choo Hong Chow nói.
Chuyện một số doanh nghiệp thương mại vẫn nộp hồ sơ tới các cơ quan chức năng nhằm tìm kiếm quyền được nhập khẩu xe nguyên chiếc vào thị trường Việt Nam với ủy quyền từ các đại lý phân phối nhãn hiệu đó ở một nước thứ 3 trên thực tế đúng là cách đi mà Công ty TNHH H.L, chuyên kinh doanh ô tô đã tiến hành khi nhập khẩu trót lọt hơn 40 xe Lexus vào thời điểm Thông tư 20 đã có hiệu lực. Đáng chú ý là Công ty TNHH H.L cũng chỉ xuất trình ủy quyền của một đại lý bán xe Lexus tại Mỹ cho một đối tác khác trước khi đến mình, chứ không phải Giấy ủy quyền từ Toyota Motor Nhật Bản – đơn vị duy nhất có quyền sở hữu hợp pháp với hai thương hiệu Lexus và Toyota.
Có lẽ bởi tới nay, các cơ quan hữu trách chưa đưa ra được phán quyết cuối cùng về số phận hơn 40 chiếc xe Lexus đã nhập khẩu và bán hết cho các khách hàng, nên chuyện nhiều doanh nghiệp thương mại “vẫn mơ” có quyền nhập khẩu, phân phối xe nguyên chiếc dưới 9 chỗ ngồi là dễ hiểu.
Theo đó, nhiều mẫu xe Toyota tại Việt Nam được phân phối dưới dạng nhập khẩu chính hãng sẽ có sự điều chỉnh về giá bán theo chiều hướng tăng.
Đây có thể xem là các bước đi trong việc thay đổi về cấu trúc hoạt động của hãng tại thị trường Việt Nam, dù trước đó được gia hạn thuê đất thêm 5 năm.
Việt Nam đã chi khoảng 2,94 tỷ USD để nhập khẩu 142.800 ô tô nguyên chiếc trong 10 tháng đầu năm, con số này tăng 37,5% về số lượng và tăng 19,1% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Giá cổ phiếu của các hãng sản xuất ô tô quốc tế từ Trung Quốc và Đức đã giảm mạnh vào thứ Tư vừa qua do lo ngại rằng Hoa Kỳ có thể tăng thuế nhập khẩu ô tô dưới thời Tổng thống tái đắc cử Donald Trump.
Ngoài việc tăng thuế các mặt hàng châu Âu nhập vào Trung Quốc, Bộ Thương mại nước này đã phát đi yêu cầu các hãng xe điện nước này tạm ngừng các kế hoạch đầu tư vào các thị trường châu Âu.