Sau hàng loạt vụ cháy nổ xe, trong một bài phỏng vấn hôm 11/12 trên một tờ báo điện tử, ông Trịnh Ngọc Giao, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, cho biết cơ quan này chỉ giám sát doanh nghiệp lắp ráp xe máy trong nước đúng theo mẫu xe và thiết kế kỹ thuật, kiểu dáng đã đăng ký trước đó, và sẽ tiến hành rà soát lại dây chuyền sản xuất trong thời gian tới.
Không chỉ vậy, cơ quan kiểm định chất lượng phương tiện này cũng chỉ kiểm soát chất lượng của 500 chiếc xe sản xuất đầu tiên đối với một dòng xe mới. Còn lại thì doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp tự làm và tự chịu trách nhiệm với những sản phẩm tiếp theo của dòng xe đó. Dẫu biết rằng, trong quá trình vận hành, chỉ cần một sai sót nhỏ chưa kịp phát hiện ra thì trên dây chuyền lắp ráp sẽ có hàng nghìn xe gặp lỗi, và từ đó mang ra tiêu thụ trên thị trường.
Một ví dụ điển hình là việc 2.154 xe Honda Lead đã được Honda Việt Nam (HVN) triệu hồi vào tháng 10 năm ngoái do lỗi bu-lông bình xăng, mà lỗi được phát hiện lại từ phía người tiêu dùng, còn quyết định triệu hồi của HVN có thể nói chịu ảnh hưởng không nhỏ từ sức ép của báo chí.
Chưa bàn đến vai trò giám sát chất lượng phương tiện của Cục Đăng kiểm đã hợp lý hay chưa, tuy nhiên, nếu như chỉ sau một vài vụ cháy đầu tiên, cơ quan này kịp thời yêu cầu nhà sản xuất rà soát lại thiết kế kỹ thuật và dây chuyền lắp ráp trước khi tiếp tục cấp phép lưu hành cho những dòng xe đang xảy ra lỗi, thì có lẽ các vụ cháy xe sẽ giảm đi đáng kể.
Trong khi đó, khi xảy ra cháy nổ thì trách nhiệm của nhà sản xuất về sự việc lại khá mờ nhạt. Nếu không có thiệt hại về người thì hầu hết các vụ cháy đều có kết quả là không tìm được nguyên nhân. Cho đến trước vụ nổ xe Honda Dream tại Bắc Ninh, Honda Việt Nam (HVN) đều im lặng trong tất cả các vụ cháy, cho dù đó là sản phẩm do họ sản xuất.
Như thế, trách nhiệm của nhà sản xuất với khách hàng ở đâu khi Cục Đăng kiểm Việt Nam đã "nhường" trách nhiệm đó cho họ? Còn nhớ vụ gãy cổ phốt xe Honda Wave RSX hồi đầu năm 2009, trong khi người dân nói xe tự gẫy do lỗi kỹ thuật thì HVN lại cho cho rằng xe gẫy do lực tác động bên ngoài và nhất định không nhận trách nhiệm. Tranh cãi quanh vụ việc giữa hai bên kéo dài khá lâu, và kết thúc là người dân tự mang xe về tự sửa chữa.
Giá như, các cơ quan chức năng có chế tài kiểm soát chất lượng và ràng buộc trách nhiệm một cách cụ thể đối với nhà sản xuất thì chắc chắn khi xảy ra rủi ro, người tiêu dùng sẽ không phải chịu thiệt thòi về tài sản cũng như sức khỏe để theo đuổi kiện tụng mà kết quả chẳng đi đến đâu.
Cũng sau những vụ việc cháy nổ xe thời gian qua, thật khó tìm thấy bất kỳ một phát ngôn nào từ Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, cho dù đây là trách nhiệm chính của Hội.
Cũng có thể "lỗi" do chính những người gặp nạn không gửi đơn yêu cầu để Hội lên tiếng bảo vệ quyền lợi của họ. Nhưng khi các vụ việc cứ diễn ra liên tục và mang cùng một thương hiệu thì không lẽ Hội vẫn tiếp tục ngồi im để chờ đơn từ rồi mới hành động?
Nhiều người đã phải hứng chịu rủi ro và không loại trừ sẽ còn nhiều người như vậy. Sau sự buông lỏng quản lý chất lượng phương tiện, sự im lặng của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sự né tránh trách nhiệm của nhà sản xuất, người tiêu dùng chỉ còn biết tìm cách tự bảo vệ, đồng nghĩa với việc chấp nhận "đánh đu" với tài sản và thậm chí cả tính mạng của mình?
* Một số vụ cháy nổ xe máy thời gian gần đây:
- Ngày 12/12/2011, xe Honda SH cháy rụi sau khi bị đổ từ một vụ va chạm nhỏ với ôtô.
- Ngày 9/12/2011, xe Honda AirBlade cháy trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội)
- Ngày 1/12/2011, xe Honda Dream phát nổ tại Bắc Ninh khiến một thai phụ thiệt mạng và một cháu bé bị thương nặng.
- Ngày 27/10/2011, xe Honda AirBlade bị cháy khi đang đi trên đường Hai Bà Trưng (Hà Nội).
- Ngày 16/10/2011, xe Honda Wave và Honda CB400 bốc cháy trên đường Phạm Hùng (Hà Nội).
- Ngày 16/10/2011 trên đường Lê Lợi, thành phố Vinh, một chiếc xe Honda Lead bốc khói trong chốc lát rồi cháy rụi.
- Ngày 12/10/2011, xe Honda AirBlade cháy trên đường Khuất Duy Tiến (Hà Nội).
- Tháng 9/2011, xe Honda SH tự dưng bốc cháy khi đang chạy trên đường Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân, Hà Nội).
- Ngày 20/8/2011, xe Honda Air Blade tự dưng bốc cháy tại Tp.HCM.
- Ngày 07/02/2011, xe Honda Spacy 125 bốc cháy tại Tiền Giang.
Nhiều người có cốp xe rộng thường cho "cả thế giới" vào cốp, tuy nhiên có những vật dụng cần tuyệt đối không nên bỏ trong cốp xe.
Xe máy điện hiện đã trở thành lựa chọn khiến người dùng phải đắn đo khi giá của các dòng xe tay ga hiện nay đang lên và giá xăng dầu cũng trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, trước khi chọn mua xe điện, chắc hẳn nỗi sợ cháy nổ luôn khiến chúng ta phải phân vân và suy nghĩ vì sợ rước họa vào thân.
Nếu không sử dụng xe điện trong thời gian dài, nên sạc đầy ắc quy rồi rút hẳn ắc quy ra khỏi xe và bảo quản nơi khô ráo để bảo đảm tuổi thọ và giảm rủi ro cháy nổ.
Xe máy điện hiện đã trở thành lựa chọn khiến người dùng phải đắn đo khi giá của các dòng xe tay ga hiện nay đang lên và giá xăng dầu cũng trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, trước khi chọn mua xe điện, chắc hẳn nỗi sợ cháy nổ luôn khiến chúng ta phải phân vân và suy nghĩ vì sợ 'rước họa vào thân'.
Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa phát đi thông báo về chiến dịch triệu hồi 4.189 chiếc Suzuki Raider có nguy cơ cháy nổ do do thanh nối treo giảm xóc sau bị gãy và tác động tới các chi tiết cấu tạo khác.