Ngày 25/2/2020, doanh nghiệp A đã nhập khẩu lô 5 xe GUERTE, model: GT3600 tải trọng thiết kế 65 tấn và được Cục Đăng kiểm cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu, với tải trọng 50,415 tấn.
Ngày 22/5/2020, doanh nghiệp tiếp tục nhập lô 10 xe GUERTE, model: GT3600 (với thông số kỹ thuật như lô 5 xe trên).
Ngày 2/6/2020, toàn bộ lô 10 xe đã được cán bộ đăng kiểm hoàn tất kiểm tra và doanh nghiệp đã bổ sung đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu.
Ngày 18/6/2020, doanh nghiệp nhận được phản hồi của Cục Đăng kiểm (Đội Kiểm tra chất lượng XCG KV1) với yêu cầu lô 10 xe nhập khẩu trên tiếp tục hạ tải xuống còn 40 tấn (với lý do lần 1 chưa kiểm tra kỹ về trọng tải lốp và tốc độ).
Doanh nghiệp A hỏi, việc kiểm tra, kiểm định không đồng nhất đối với các lô xe của doanh nghiệp như vậy có đúng không?
Về vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải trả lời như sau:
Về nguyên tắc, việc xác định khối lượng toàn bộ và khối lượng hàng chuyên chở của xe ô tô được căn cứ vào tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất, kết cấu xe thực tế nhập khẩu và đáp ứng được quy định tại các Quy chuẩn quốc gia có liên quan, trong đó phải xem xét đến khả năng chịu tải của lốp và cấp tốc độ hoặc vận tốc tối đa của xe. Yêu cầu này được quy định tại Mục 2.3.2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2015/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô”.
Riêng đối với trường hợp ô tô nhập khẩu của doanh nghiệp, một trong các căn cứ để xác định khối lượng toàn bộ và khối lượng hàng chuyên chở của xe ô tô là tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất lốp do Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển thương mại JBC cung cấp, trong đó nêu rõ về khả năng chịu tải tối đa của lốp xe tại các cấp độ khác nhau.
Do đó, trường hợp xe ô tô nhập khẩu của doanh nghiệp có khác nhau về vận tốc tối đa theo thiết kế thì việc xác định khối lượng toàn bộ và khối lượng hàng chuyên chở của xe ô tô được căn cứ vào khả năng chịu tải tối đa của lốp xe tương ứng với vận tốc tối đa theo thiết kế của xe là đúng quy định.
Đối với 2 lô hàng của doanh nghiệp nêu trên, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu với khối lượng toàn bộ là 50.415 kg.
Theo Chinhphu.vn
Lần thứ 3 Chính phủ từ chối hỗ trợ với xe nhập khẩu đã buộc các doanh nghiệp phân phối tăng mức ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút, cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước.
Theo các số liệu thống kê thì trong tháng 5, Indonesia đã vượt mặt Thái Lan khi là nước xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào thị trường Việt Nam.
Chính phủ vừa chấp thuận việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng lại từ chối đề xuất tương tự với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.
Theo Tổng cục Thống kê, ôtô sản xuất lắp ráp tại Việt Nam và lượng xe nhập khẩu trong tháng 4.2023 đều có xu hướng sụt giảm. Phần lớn nguyên nhân đến đến từ việc ảnh hưởng kinh tế khiến sức mua giảm khiến nguy cơ tồn kho tăng cao.
Hơn 15.000 ô tô được nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 3, tăng gần 2.900 chiếc so với tháng trước, tương ứng trị giá đạt 355 triệu USD.