Mới chỉ năm ngoái, khách hàng Trung Quốc muốn mua một mẫu xe hạng sang phổ biến như chiếc Mercedes-Benz S600 L sẽ phải trả thêm 31.600 USD vào mức giá vốn đã chót vót là 409.000 USD, chỉ để được nhận xe nhanh hơn.
Thế nhưng bây giờ, một vài mẫu xe đang được giảm giá tương đương với mức phải trả thêm hồi đó. Một số showroom ô tô còn kích cầu thị trường bằng cách tặng các mặt hàng xa xỉ của các thương hiệu nổi tiếng như Louis Vuitton hoặc Hermes cho khách hàng.
Mercedes không phải là thương hiệu duy nhất bị tụt giảm doanh số tại thị trường Trung Quốc. Hai hãng xe khác đến từ nước Đức là BMW và Audi cũng đang có các chiến lược giảm giá lớn chưa từng có. Bộ ba hãng xe Đức này hiện đang chiếm khoảng 70% lượng xe sang được bán ra tại Trung Quốc.
Trung Quốc từng là thị trường có tốc độ phát triển cực nhanh. Các hãng xe sang ngày càng dồn sự tập trung vào đây với tất cả mọi mẫu xe mà họ có. Tăng cường đầu tư vào thị trường Trung Quốc dường như đã trở thành giải pháp hàng đầu của những nhãn hiệu xe sang. Chẳng hạn mới đây Jaguar Land Rover vừa quyết định bắt tay với Chery để xây dựng một nhà máy lắp ráp và nội địa hóa các sản phẩm của Jaguar Land Rover tại Trung Quốc.
Kết quả là cung đã ngang bằng với cầu. Cộng với việc nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu chững lại, khách hàng bắt đầu tỏ ra chần chừ khi mua xe. Có khả năng lớn là thị trường xe hơi Trung Quốc sẽ không đạt mức tăng trưởng 8% trong năm 2012 như đã từng dự đoán trước đó.
Các hãng xe hơi đang có mặt tại Trung Quốc phải chấp nhận thực tế là doanh số cao kỷ lục nay chỉ còn là quá khứ, và họ sẽ phải làm quen với mức doanh số tương đương với các thị trường đã ổn định khác.
Tuy nhiên, tin tốt là tỷ lệ phần trăm doanh số xe hạng sang ở Trung Quốc vẫn đang tương đối thấp so với các thị trường khác, nghĩa là nó vẫn còn khả năng tiếp tục phát triển trong tương lai.
Trong năm 2010 doanh số bán xe cao cấp chiếm khoảng 6% tổng doanh số xe được bán ra tại Trung Quốc. Trong khi đó con số này ở Mỹ là 13%, ở Tây Âu chiếm khoảng 18% và mức trung bình trên toàn thế giới là 7.6%.
Làn sóng ô tô điện Trung Quốc bắt đầu tràn về Việt Nam với các mẫu xe cỡ nhỏ. Sau Wuling Hongguang Mini EV, một mẫu ô tô điện cỡ nhỏ khác cũng theo chân về Việt Nam nhưng không rõ nhãn hiệu.
Omoda - thương hiệu con của Chery sẽ mang những mẫu xe đầu tiên về và cho người dùng lái thử và ghi nhận các ý kiến sau đó sẽ điều chỉnh sản phẩm trước khi ra mắt.
Các thương hiệu mô tô khổng lồ ở Trung Quốc như QJ Motor hay Qainjiang Motor đang tung chiêu marketing rầm rộ, bằng cách tập trung vào việc mở các mô hình mới. Và một trong những mẫu xe mới nhất trong đó chính là QJ Motor SRV700 Flash 2023, một chiếc cruiser 700cc hạng trung với kiểu dáng có vẻ dữ dằn, mạnh mẽ rất đặc trưng của xe Mỹ.
Dù đã tuyên bố ý định đầu tư vào thị trường ô tô điện tự hành vào năm 2021, tới nay Xiaomi mới công bố những thông tin và hình ảnh về sản phẩm này.
Thị trường ô tô đang hứa hẹn "dậy sóng" với loạt thương hiệu Trung Quốc tung dự án lắp ráp, phân phối. Nhiều doanh nghiệp cũng đang rầm rộ triển khai phân phối tại Việt Nam.