Dù được trình diện từ Triển lãm Geneva Motor Show 2016, với giá 2,7 triệu USD, nhưng phải chờ tới 1 năm sau, những khách hàng của Bugatti mới có dịp đón nhận những siêu phẩm Chiron đầu tiên vào tháng 3 này. Tuy nhiên, số lượng siêu xe xuất xưởng lần đầu không nhiều, chỉ vọn vẹn 3 chiếc và đã được chuyển tới chủ sở hữu ở châu Âu và Trung Đông.
Chủ sở hữu thứ 4 của Bugatti Chiron còn phải chờ đợi trong một khoảng thời gian khá dài với hy vọng sau Triển lãm Geneva Motor Show 2017, sẽ nhận được siêu xe yêu thích. Song, với khả năng sản xuất giới hạn 70 chiếc/năm tại Nhà máy Bugatti ở Molsheim (Pháp), khách hàng thứ 4 còn may mắn hơn rất nhiều so với khách hàng cuối cùng nhận siêu xe thứ 500 vào năm 2024.
Theo tiết lộ từ nhà sản xuất, Bugatti Chiron được trang bị khối động cơ quad-turbo (4 turbo) W16 8.0L đạt công suất lên tới 1.500 mã lực, mô-men xoắn tới 1.600 Nm. Đặc biệt, Chiron có khả năng tăng tốc 0-100 km trong thời gian chưa đầy 2,5 giây và đạt tốc độ tối đa lên tới 420 km/h.
Siêu xe Bugatti Chiron thực sự là “ông hoàng” tốc độ, vượt xa cả siêu xe thể thao lừng danh Veyron của Hãng. Chính vì lẽ đó, sở hữu Chiron là mong ước của nhiều người, cho dù khách hàng có phải chờ cho tới sau năm 2024, họ vẫn sẵn sàng.
Mới đây, tại trường đua thử nghiệm ôt ô hình bầu dục Papenburg tại Đức, vốn nổi tiếng với hai đoạn đường thẳng dài 4 km, Rimac Nevera đã lập kỷ lục và trở thành mẫu xe điện nhanh nhất thế giới với tốc độ tối đa đạt 412 km/h.
Đây cũng là mẫu siêu xe đắt nhất mà chủ sở hữu này từng mua với mức giá quy đổi lên đến 209 tỷ đồng cũng là 1 trong 10 chủ nhân của Bugatti Centodieci trên toàn cầu.
Bugatti giới thiệu một chiếc siêu xe Chiron được lắp ráp hoàn toàn từ các mảnh ghép LEGO và có thể chạy được.
Dàn siêu xe có giá trị lên tới cả nghìn tỷ đồng của Qua Vũ gần đây được tiết lộ số lượng đã khiến giới mê xe không khỏi giật mình.
Ngoài chiếc Bugatti Chiron Sport 110 Ans, dân chơi Campuchia này còn sở hữu một chiếc Ferrari LaFerrari triệu đô khác.