Cụ thể, Bộ Tài chính vừa đề xuất với dự thảo Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe, lệ phí cấp bằng, chứng chỉ hoạt động trên các phương tiện cũng như lệ phí đăng ký, cấp biển số xe máy chuyên dùng. Trong đó, có nội dung đề xuất tăng mức phí sát hạch lái xe lên 10 - 15% so với mức phí hiện hành. Cụ thể:
Bằng lái mô tô hạng A1, A2, A3, A4
Bằng lái ô tô hạng B1, B2, C, D, E, F
Dự thảo còn bổ sung khoản phí sát hạch bằng lái ô tô sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông với đề xuất 100.000 đồng/lần. Tính toán nhanh, nếu thu theo đề xuất mới thì tổng số tiền người dự sát hạch lái xe phải đóng là 630.000 đồng thay cho mức 450.000 đồng dành cho các hạng từ B1 đến F như trước đây.
Bên cạnh đó, theo dự thảo, mức tăng thu phí sát hạch sẽ được áp dụng cho toàn quốc, không phân biệt cơ quan quản lý sát hạch thuộc trung ương hay địa phương. Người dự sát hạch thi phần nào thì sẽ nộp phí cho phần đó và tính theo số lần sát hạch.
Theo Bộ Tài chính, mức thu phí sát hạch lái xe hiện hành đã không còn phù hợp do có nhiều biến động về giá. Mức lương tối thiểu đã tăng 40% (1.49 triệu đồng), nhiên liệu, giá vật tư, nguyên liệu và các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến công việc thu phí từ năm 2013 đến nay đã tăng đáng kể.
Từ năm 2022, một số các quy định liên quan đến việc học, thi sát hạch và sử dụng bằng lái xe ô tô sẽ có thay đổi theo Thông tư 01/2021/TT-BGTVT và Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
Cá nhân gian lận trong các kỳ thi sát hạch lái xe sẽ bị xử lý nghiêm minh theo chỉ đạo mới của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Một số tỉnh miền Tây đã cho khôi phục lại hoạt động đào tạo, sát hạch giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
UBND TP.HCM kiến nghị Bộ GTVT gia hạn thời hạn của giấy chứng nhận sức khỏe cộng thêm thời gian TP thực hiện giãn cách xã hội.
Cục CSGT-Bộ Công an cho biết, nếu công tác đào tạo, sát hạch lái xe được chuyển giao cho Bộ Công an thì sẽ được xã hội hóa.