Cụ thế, FCA (Fiat Chrysler) đã gửi lời đề nghị của mình tới ban lãnh đạo của Renault. Ở chiều ngược lại, tập đoàn xe hơi Pháp cũng đang nghiên cứu và dành một sự quan tâm đến lời đề nghị này. Theo Reuters, thỏa thuận này có trị giá lên tới hơn 35 tỷ USD. Khi siêu tập đoàn mới được khai sinh, đó sẽ là nhà sản xuất ô tô lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Toyota và Volkswagen.
Ngay sau khi có thông tin này, giá cổ phiếu của hai đã tăng 10%. Tuy đón nhận làn sóng tích cực từ các nhà đầu tư, nhiều chuyên gia lại cảnh báo về nhiều vấn đề phức tạp liên quan tới sự kiện này. Trong đó, người ta nhắc nhiều tới liên minh Renault-Nissan-Mitsubishi hiện tại, nơi mà Renault đang là cổ đông lớn nhất. Bên cạnh đó là sự phản đối tiềm tàng từ các nhà chính trị cũng như người lao động.
Vào hôm thứ Sáu vừa qua, chủ tịch của Renault là ông Jean-Dominique Senard đã trình lên bộ trưởng tài chính Pháp các bản kế hoạch về vụ bắt tay với FCA. Còn FCA thì cũng đã chuẩn bị cho kịch bản sáp nhập từ nhiều năm nay. Mike Manley, CEO hiện tại của tập đoàn này cho biết FCA có thể một mình đứng vững nhưng luôn để ngỏ khả năng hợp tác với các nhà sản xuất xe hơi khác.
Sau khi tập đoàn nói trên được thành lập, nhiều khả năng là John Elkann, người đứng đầu gia đình Agnelli – cổ đông lớn nhất tại FCA sẽ giữ vị trí chủ tịch. Trong khi đó, Jean-Dominique Senard sẽ làm CEO. Được biết, vụ sáp nhập giữa Renault và FCA sẽ cần tới hơn 1 năm để hoàn thành.
Cách đây chưa lâu, Nissan đã thẳng thừng từ chối Renault về lời đề nghị sáp nhập hoàn toàn. Điều này được cho là làm gia tăng căng thẳng giữa hai bên trong bối cảnh những bất ổn liên quan tới vụ cựu CEO của liên minh này bị bắt. Còn trong một diễn biến mới nhất, tờ Nikkei (Nhật Bản) đã tiết lộ rằng Nissan lại sẵn sàng cho một cuộc đối thoại nhằm củng cố mối quan hệ với Renault.
Ngày 23/12/2024, Nissan, Honda và Mitsubishi đã ký kết Biên bản Ghi nhớ (MOU) để xem xét khả năng Mitsubishi Motors tham gia vào kế hoạch hợp nhất kinh doanh thông qua việc thành lập một công ty cổ phần chung, tiếp nối MOU trước đó giữa Nissan và Honda.
Giữa bối cảnh Nissan và Honda đang có những thảo luận sáp nhập vào nhau thì một đơn vị là đối tác gia công lớn nhất của Apple đã đàm phán mua cổ phần từ Renault.
Một số thông tin chưa xác thực cho biết, mẫu xe Nissan Patrol sẽ được mang về Việt Nam và ra mắt vào năm sau.
Nguồn tin nội bộ từ Nissan tiết lộ, nhiều lãnh đạo trong hãng đã hoài nghi về quyết định từ bỏ xe hybrid để tiến thẳng lên xe điện, và giờ đây hậu quả của quyết định này đã trở nên rõ ràng.
Hãng xe Nhật Bản cho biết họ đang gặp nhiều khó khăn về tài chính và chỉ có thể trụ thêm từ 12 đến 14 tháng, hiện đang cân nhắc việc bán cổ phần cho Honda.