Lại có đề xuất thêm "cửa" nhập khẩu xe ô tô. (Ảnh minh họa)
Đề xuất này, theo Hiệp hội là nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistic cũng như mong muốn của cộng đồng các nhà nhập khẩu ô tô đang hoạt động tại Việt Nam.
Hiện nay, theo quy định tại Thông tư số 25 có hiệu lực thi hành từ ngày 29/7/2010, các loại xe dưới 16 chỗ ngồi mới, nguyên chiếc chỉ được nhập khẩu về Việt Nam qua 5 cảng biển quốc tế, gồm Cái Lân (Quảng Ninh), Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM và Bà Rịa Vũng Tàu. Các thủ tục khai báo hải quan được thực hiện ngay tại các cửa khẩu này.
Theo đó, cơ quan hải quan chỉ được thủ tục thông quan với xe dưới 16 chỗ khi đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu hoặc cấp thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu. Thủ tục kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải.
Tại thời điểm ấy, việc giới hạn 5 cảng biển nhập khẩu đối với ô tô ngoại được coi là một trong những biện pháp mà Liên bộ Tài chính - Công Thương – Giao Thông Vận tải đưa ra nhằm giảm ùn tắc giao thông, gỡ nút thắt về hạ tầng. Đồng thời, đây cũng là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm duy trì chính sách kiểm soát đối với ôtô - một thủ phạm gây nhập siêu quá cao.
Trước năm 2010, quy định cảng tiếp nhận xe nhập khẩu chỉ áp dụng đối với dòng xe đã qua sử dụng.
Như vậy, sau gần 8 năm áp dụng, đề xuất “nới cửa” về cho xe nhập khẩu được vận chuyển qua cảng hàng không quốc tế thay vì chỉ bó buộc trong phạm vi 5 cảng biển lại được đưa ra.
Theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistic Việt Nam, nếu đề xuất trên được chấp thuận sẽ tạo ra một số thuận lợi như tăng nguồn thu thuế nhập khẩu cho ngân sách nhà nước, bởi cước hàng không hiện cao hơn so với cước vận chuyển bằng đường biển. Thêm nữa, việc mở thêm cửa cho xe nhập khẩu sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu thời gian giao nhận, đồng thời tạo cho thị trường cơ hội đa dạng hóa phương thức vận tải.
Trước đó, ngày 8/12/2017, Bộ Công Thương đã có quyết định mang tính đột phá cho thị trường ô tô nhập khẩu khi chính thức bãi bỏ Thông tư 20 cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống không phải nộp bổ sung giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền của nhà nhập khẩu, nhà phân phối chính hãng. Thông tư 20 được bãi bỏ sau gần nửa năm ồn ào tranh cãi. Và, việc bãi bỏ Thông tư 20 về điều kiện kinh doanh của Bộ Công Thương đã được xã hội nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nhập khẩu ô tô nói riêng đánh giá rất cao.
Theo Dân Trí
Lần thứ 3 Chính phủ từ chối hỗ trợ với xe nhập khẩu đã buộc các doanh nghiệp phân phối tăng mức ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút, cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước.
Theo các số liệu thống kê thì trong tháng 5, Indonesia đã vượt mặt Thái Lan khi là nước xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào thị trường Việt Nam.
Chính phủ vừa chấp thuận việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng lại từ chối đề xuất tương tự với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.
Theo Tổng cục Thống kê, ôtô sản xuất lắp ráp tại Việt Nam và lượng xe nhập khẩu trong tháng 4.2023 đều có xu hướng sụt giảm. Phần lớn nguyên nhân đến đến từ việc ảnh hưởng kinh tế khiến sức mua giảm khiến nguy cơ tồn kho tăng cao.
Bước sang tháng 5/2023, nhiều mẫu ô tô mới chủ yếu thuộc phân khúc xe phổ thông sẽ gia nhập thị trường Việt Nam. Trong đó chủ yếu là các mẫu xe nhà Toyota.