Khám Phá, - 02/02/2020 02:58 PM
Với việc ngày càng có nhiều người quan tâm hơn đến các vấn đề sức khỏe, thực phẩm chay đã nổi lên như một lựa chọn hàng đầu và đang trở thành một ngành công nghiệp mang về doanh thu khủng.

Vậy sự bùng nổ của thực phẩm chay có tác động thế nào đến lĩnh vực sản xuất xe hơi? Trong những năm gần đây, chúng ta đã được nghe khá nhiều đến các phong trào bảo vệ quyền động vật, cùng với đó là các vấn đề sức khỏe liên quan đến thói quen ăn nhiều thịt cũng như các vấn đề môi trường. Chính vì lẽ đó, phi động vật không phải là câu chuyện liên quan đến thực phẩm mà đã lan rộng ra nhiều lĩnh vực, bao gồm cả sản xuất xe hơi.

Một trong những thay đổi dễ nhận thấy nhất chính là việc ngày càng có nhiều thương hiệu giới thiệu các dòng xe không sử dụng da động vật mà thay thế bằng các chất liệu nhân tạo. Thậm chí, nhiều hãng đã triển khai kế hoạch loại bỏ hoàn toàn da động vật khỏi tùy chọn dành cho những chiếc xe của mình. Nên nhớ rằng chỉ cách đây vài mươi năm, da thú vẫn là một tùy chọn sang trọng dành cho ô tô.

chu-nghia-thuan-chay-da-thay-doi-nganh-cong-nghiep-o-to-nhu-the-nao

Cùng với đó là làn sóng ủng hộ trào lưu phi động vật của nhiều nhân vật nổi tiếng. Đơn cử như nhà vô địch F1 Lewis Hamilton mới đây cũng đã kêu gọi Mercedes-Benz dừng hoàn toàn việc sử dụng da động vật. Trên thực tế thì hãng xe sang nước Đức đã bắt đầu áp dụng một chất liệu da nhân tạo có tên Artico kể từ năm 2003. Tương tự là Toyota với Softex hay Ferrari có Mycro.

Yvonne Taylor, giám đốc các dự án doanh nghiệp tại tổ chức quyền động vật PETA cho biết so với các ngành đồ ăn nhanh, thời trang, hàng không và khách sạn, ngành sản xuất ô tô đang tỏ ra chậm chạp hơn trong việc tận dụng nhu cầu to lớn dành cho các sản phẩm phi động vật. Trong khi đó, nhiều công ty lớn đã bắt đầu sử dụng da nhân tạo kể từ nhiều năm trước bởi chất lượng và độ bền của chúng.

Bà Taylor muốn các hãng xe phải đưa ra các tùy chọn nội thất thuần chay cho mọi model của mình. Đặc biệt, vị này nhấn mạnh rằng da động vật không phải là sản phẩm phụ từ ngành công nghiệp chế biến thịt như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Để minh chứng cho luận điểm trên, bà Taylor đã sử dụng một nghiên cứu của PETA về các trang trại chăn nuôi gia súc ở Brazil – nơi cung cấp nguyên liệu cho các nhà sản xuất da, đối tác của các thương hiệu xe hơi. Theo đó, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của các nhà máy chăn nuôi với số lượng cực lớn và hành xử tàn ác với động vật. Nghĩa là chúng được nuôi với mục đích hàng đầu là lấy da chứ không phải lấy thịt rồi tận dụng nốt bộ da.

Đó là quan điểm của các chuyên gia ủng hộ trào lưu phi động vật. Vậy còn các nhà sản xuất ô tô thì sao? Mercedes-Benz cho biết da thú vẫn là tùy chọn chất liệu được ưa chuộng nhất trên các sản phẩm của thương hiệu này. Nhưng không phải vì thế mà họ ngó lơ các loại da nhân tạo. Trái lại, Mercedes-Benz cũng như nhiều tên tuổi khác đang đầu tư nghiên cứu để đáp ứng sự thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng.

chu-nghia-thuan-chay-da-thay-doi-nganh-cong-nghiep-o-to-nhu-the-nao

Land Rover là một cái tên khác cũng cho thấy sự hội nhập mạnh mẽ với trào lưu phi động vật. Trên bộ đôi Evoque và Velar, công ty này đang đưa ra các tùy chọn chất liệu chay hoàn toàn, có nguồn gốc từ nhựa tái chế hoặc sợi tự nhiên. Amy Fascella – người đứng đầu bộ phận phát triển chất liệu và màu sắc tại Land Rover nói: “Khách hàng ở phân khúc cao cấp vẫn ưa chuộng sự sang trọng nhưng họ cũng đang đẩy lùi chủ nghĩa xã hội tiêu dùng và làm điều đó tốt đẹp nếu có thể.”

Bên cạnh đó, các nỗ lực giảm thiểu lượng phát thải xe hơi cũng thúc đẩy xu hướng khai tử da thú. Và đó cũng là lý do vì sao những chiếc xe tới đây như VW I.D 3 và Ford Mustang Mach E đều nói không với các chất liệu có nguồn gốc động vật.

Bà Taylor cho biết ngành sản xuất vật liệu có nguồn gốc động vật cũng gây ra những hệ lụy to lớn đến môi trường. Theo ước tính của PETA, lĩnh vực chăn nuôi – bao gồm cả sản xuất da và len – đóng góp 14-18% lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Bà ví von những con gia súc giống như Humvee trong thế giới động vật. Nguyên nhân xuất phát từ lượng khí mê-tan chúng thải ra, chưa kể những hóa chất độc hại cần sử dụng để xử lý da của chúng.

Vấn đề lớn nhất đối với các hãng xe hơi hiện nay là phải tìm ra một loại vật liệu mới có thể sản xuất số lượng lớn, cho cảm giác và có độ bền tương tự như da thú. Nhưng với sự ra đời của các quy trình sản xuất hoàn toàn mới, ngày càng có nhiều chất liệu mới được giới thiệu, đặc biệt là trên các mẫu xe dạng ý tưởng. Điều này đã được chứng minh trong vài năm trở lại đây khi các bản concept đa phần đều đề cao yếu tố bền vững. Và một phần tất yếu trong số đó là các chất liệu thân thiện với môi trường có nguồn gốc vô cùng phong phú, từ thực vật cho đến tái chế.

chu-nghia-thuan-chay-da-thay-doi-nganh-cong-nghiep-o-to-nhu-the-nao

Nhưng khi mà nhu cầu đối với da thú vẫn còn rất lớn, các nhà sản xuất ô tô sẽ không thể khai tử ngay lập tức những tùy chọn có liên quan đến chất liệu này. Thay vào đó, họ sẽ phải duy trì đồng thời cả da tự nhiên và da nhân tạo, giống như cách mà nhiều nhà hàng đang làm với món bít tết. Một khi nhu cầu dành cho các sản phẩm phi động vật tăng lên, họ sẽ có thêm động lực để mạnh tay hơn.

Một số thành tựu trong lĩnh vực da nhân tạo

chu-nghia-thuan-chay-da-thay-doi-nganh-cong-nghiep-o-to-nhu-the-nao

Mẫu SUV chạy điện concept VW ID Roomzz sở hữu một chất liệu giống da được tạo thành từ polyurethane và vỏ táo. Trong khi đó, Bentley lại tận dụng phế phẩm từ ngành công nghiệp rượu để phát triển một chất liệu đặc biệt dành cho EXP 100GT. Dinamica – loại vi sợi được tổng hợp từ vỏ chai lọ và vải cũ tái chế thì đã được sử dụng trên các mẫu xe concept và một số sản phẩm thương mại.

Bạn cần tư vấn mua xe?
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.