Xe điện được xem là tương lai khi nó dần thích ứng với sự thay đổi nhu cầu của người dùng cũng như đáp ứng các chính sách chống biến đổi khí hậu từ chính phủ các nước. Nhưng ở phía từ các nhà sản xuất ô tô họ vẫn muốn giữ lại động cơ đốt trong trong danh mục dải sản phẩm của mình.
Để đáp ứng được các yêu cầu khắc khe từ chính phủ, các hãng xe đã và đang nghiên cứu những chất đốt thân thiên hơn nhưng vẫn có công dụng như loại nhiên loại hóa thạch. Hiện Porsche là hãng xe được xem là tiên phong khi công bố loại nhiên liệu tổng hợp với e-Fuel hay xăng điện tử có nguồn gốc tổng hợp từ CO2.
Cụ thể, hãng xe Đức đã hợp tác với Haru Oni- một công ty khởi nghiệp tại Chile để nghiên cứu về e-Fuel. Sau thời gian phát triển, dự án trên đã bước tới giai đoạn hoàn thiện sản phẩm, nhưng hiện tại chi phí để sản xuất thương mại tương đương với loại nhiên liệu xăng/ dầu vẫn là một vấn đề lớn.
Theo đó e-Fuel được lấy từ CO2 trong không khí, kết hợp với hydrogen sạch sinh ra từ quá trình điện phân nước nhờ năng lượng gió. Bằng cách kiểm soát nghiêm ngặt quá trình trên, các chuyên gia thu được methanol và tiếp tục xử lý để tạo ra xăng điện tử.
Nguồn CO2 được tách chiết từ không khí, sau đó lọc bỏ tạp chất và tiếp tục đi qua một tấm lọc để giữ CO2 tinh khiết. Việc lấy trực tiếp CO2 từ không khí giúp đơn giản hóa quá trình sản xuất. Toàn bộ công đoạn thu thập nhiên/nguyên liệu được xử lý hoàn hảo, sẽ giúp trung hòa lượng CO2. Điện năng sử dụng trong quá trình sản xuất e-Fuel được lấy từ tua bin gió nên quy trình sản xuất cũng không sinh thêm CO2.
Loại xăng điện tử này vẫn chưa cacbon, sau đó sẽ thải ra ngoài môi trường trong quá trình đốt cháy nhiên liệu. Nhưng lượng CO2 này lấy từ không khí tự nhiên nên vẫn là một quá trình tuần hoàn trao đổi chứ không sản sinh thêm CO2 từ nguồn nhiên liệu hóa thạch, do đó chúng hoàn toàn thân thiện với môi trường.
Đáng chú ý, loại nhiên liệu này có tính chất hóa học tương đương xăng thông thường và có thể tận dụng cơ sở hạ tầng có sẵn của ngành công nghiệp dầu khí nên đây được coi là một giải pháp tối ưu để tiết kiệm chi phí vận hành và duy trì sự phát triển của động cơ đốt trong.
Nhưng chi phí sản xuất loại xăng điện tử thân thiện với môi trường này rất đắt đỏ. Theo các thông tin thì ở giai đoạn nhỏ lẻ thì nhiên liệu e-Fuel này có mức giá quy đổi gần 1.28 triệu đồng/ lít, và kể cả nếu đưa vào sản xuất công nghiệp lớn thì vẫn có mức giá khoảng 25.500 đồng/ lít. Mức giá này vẫn cao hơn đáng kể so với chi phí sạc điện hay nạp nhiên liệu truyền thống.
CO2 là một trong những vấn đề gây đau đầu nhất đối với các nhà sản xuất ô tô. Nhưng nếu biết tận dụng, đó lại là một công cụ hái ra tiền.
Mới đây, sách kỷ lục Guinness vừa xác lập kỷ lục xe độc mộc chạy nhanh nhất thế giới thuộc về một chiếc xe điện với phần thân làm hoàn toàn từ gỗ và được đưa ra đấu giá lên đến 1 triệu USD.