Theo đó, các xe được đăng ký từ trước 2005 mà không đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải hiện nay sẽ bị loại bỏ. Kế hoạch này cũng bao gồm việc kêu gọi các trạm xăng tại Bắc Kinh, Thượng Hải và những thành phố lớn khác chỉ bán các loại xăng-dầu sạch nhất.
Nguyên nhân của động thái kiên quyết trên đến từ việc nước này đã thất bại trong việc hoàn thành mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm giai đoạn 2011-2013. Theo cơ quan kiểm tra môi trường Bắc Kinh, khí thải từ ô tô chiếm 31% lượng sương khói độc hại ở thủ đô của Trung Quốc, 22% lượng sương khói này là từ đốt than.
Khoảng 5,33 triệu ô tô sẽ bị ảnh hưởng bởi chính sách trên bởi không đáp ứng được những tiêu chuẩn về nhiên liệu của Trung Quốc. Chỉ riêng tại thủ đô Bắc Kinh, 330.000 ô tô không đáp ứng tiêu chuẩn sẽ bị cấm lưu thông.
Hiện có 240 triệu xe đang di chuyển trên những con đường ở Trung Quốc, phân nửa trong số đó là xe du lịch. Dù vậy, nước này vẫn đang là quốc gia có thị trường ô tô lớn nhất và có tốc độ tăng nhanh nhất thế giới, với doanh số xe tăng 15,7% mỗi năm tương đương 17,9 triệu xe.
Hãng Tata Motors sẽ cho xe của khách hàng vào một quả bóng lớn nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm nCoV.
Do không phát thải khí nhà kính, mô tô điện thường được coi là thân thiện với môi trường hơn. Tuy nhiên liệu định kiến này có hoàn toàn chính xác?
Các nước giàu như Mỹ, các quốc gia ở châu Âu đang góp phần gây ô nhiễm thêm ở châu Phi với việc xuất khẩu những chiếc xe hơi cũ kĩ không còn đáp ứng các tiêu chuẩn.
Ô tô chạy điện có động cơ không xả thải, nhưng một số bộ phận khác của xe vẫn nhiệt tình "chung tay" gây ô nhiễm không khí.
Từ lâu, khí thải từ phương tiện giao thông sử dụng động cơ đốt trong được coi là một trong những tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường, góp phần không nhỏ làm biến đổi khí hậu.
625,000,000đ
Hồ Chí Minh
Ford Ranger
630,000,000đ
Hồ Chí Minh
Ford Ranger
630,000,000đ
Hồ Chí Minh
Ford Ranger
Thương lượng
Cà Mau
Hyundai Đầu kéo