NASA liên tục cố gắng phát minh loại bánh xe có thể thích ứng mọi địa hình và thích nghi được nhiều môi trường khác nhau, đặc biệt là những nơi có áp suất chân không lớn. Các nhà khoa học và kỹ sư đã mất rất nhiều năm nghiên cứu tìm ra được lốp “không dùng hơi” nhưng sử dụng hợp kim hình dạng khối lập phương xuyên tâm để tối đa hóa khả năng biến dạng cũng như biến hóa của lốp xe.
Vào cuối những năm 2000, NASA đã tiến hành thử nghiệm lốp lò xo di chuyển trên mặt trăng, tuy nhiên lốp này đã không thể phát huy được tác dụng khi chúng chịu tải nặng, cụ thể chúng dễ bị biến dạng dẻo khi có tải cao, không có khả năng hồi lại như ban đầu.
Nhà khoa học vật liệu Santo Padula đến phòng thí nghiệm Mô phỏng mặt trăng (SLOPE) tại Trung tâm nghiên cứu Glenn của NASA, phát minh ra công nghệ mang tính cách mạng, Padula đã sử dụng các hợp kim có khả năng hồi vị như ban đầu.
Vật liệu được sử dụng cho công nghệ này là một hợp kim dựa trên đồng vị Niken Titanium. Hợp kim Niken Titanium này sắp xếp lại cấp độ nguyên tử có khả năng lấy lại hình dạng ban đầu khi tải nặng. Do đó, theo Padula điều này cho phép biến dạng 30% hoặc nhiều hơn mà không làm thay đổi hoàn toàn hay bị hư hại.
Những ưu điểm này là vô cùng cần thiết, loại bỏ đi các vấn đề về nhiệt độ hoặc áp suất ảnh hưởng đến những loại lốp thông thường sử dụng khí.
Nguyên mẫu mới này cũng loại bỏ đi phần khung bên trong, giúp tiết kiệm được một phần trọng lượng, NASA cho biết hợp kim này cũng cho phép kiểm soát được độ cứng của lốp, đồng nghĩa cho phép có thể điều chỉnh độ cứng phù hợp khi tải khác nhau trên các loại địa hình khác nhau đặc biệt trên những hành tinh khác nhau.
Mặc dù những nguyên mẫu này được tạo ra cho các robot sử dụng thực hiện nhiệm vụ trên Sao Hỏa, nhưng NASA cho biết thêm công nghệ này có thể lọt vào top những ứng dụng thế giới. Tất nhiên về tốc độ cho phép cũng như lực kéo, chi phí sản xuất cũng sẽ là vấn đề lớn.
Vào tháng tới, một startup đến từ Mỹ sẽ trình làng một mẫu hypercar sở hữu công nghệ đột phá của NASA.