Chỉ vài thập kỷ nữa, công nghệ tự hành hoàn toàn trên xe hơi sẽ được phát triển một cách hoàn thiện. Một trong những người đi tiên phong trong lĩnh vực này chính là Ralph Teetor – một kỹ sư mù người Mỹ. Ralph Teetor là người đã tạo ra thiết bị Kiểm soát hành trình sơ khai đầu tiên vào những năm 1950. Thiết bị này không chỉ giúp tự động hóa một phần tốc độ lái xe mà còn mở đường cho các công nghệ kỹ thuật số hiện đại hơn định vị dẫn đường GPS, phanh tự động chống va chạm và kiểm soát làn đường chủ động.
Bất hạnh thời thơ ấu đã khiến Teetor gặp phải những khó khăn ngay trong việc sinh hoạt hàng ngày. Sinh năm 1890 tại Hagerstown, Indiana, Teetor là con trai trong một gia đình có nhiều doanh nghiệp sản xuất từ xe đạp cho tới động cơ ô tô. Khi mới 5 tuổi, Teetor vô tình bị mù một mắt khi nghịch dao. Trong vòng một năm, bệnh nhãn khoa giao cảm, một tình trạng khiến chấn thương ở một mắt gây tổn thương cho mắt kia, khiến cậu bé Teetor bị mù hoàn toàn.
May mắn thay, Teetor nhanh chóng có được một kỹ năng nhạy bén khác, đó chính là đôi bàn tay của ông. Teetor có thể sờ nắn và nhận diện chính xác các món đồ trên tay mình. Được sự khuyến khích của gia đình, Teetor quyết định học làm kỹ sư, một nghề nghiệp khó khăn ngay cả với người bình thường. Ông theo học khóa đào tạo kỹ sư cơ khí của trường Đại học Pennsylvania theo sự giới thiệu của người anh họ Neva Deardorff.
Sau khi tốt nghiệp, Teetor trở về làm việc cho gia đình và khởi nguồn của công nghệ kiểm soát hành trình cũn bắt đầu từ đây. Có nhiều giai thoại cho rằng việc đạp chân ga giật cục của Harry Lindsay, luật sư của gia đình Teetor chính là nguồn cảm hứng khiến ông tạo ra một thiết bị kiểm soát tốc độ. Tuy nhiên, vẫn còn một số lý do khác đáng đề cập tới. Ví dụ, trong Thế chiến thứ hai, Hoa Kỳ đã áp dụng giới hạn tốc độ 55 km/giờ trên toàn quốc để tiết kiệm xăng và cao su lốp. Hơn nữa, Teetor còn là chủ tịch của Hiệp hội kỹ sư ô tô và thường xuyên có những bài phát biểu về mối tương quan giữa việc tăng tốc độ quá mức và tai nạn giao thông.
Teetor bắt đầu nghiên cứu nhằm tạo ra một cơ cấu kiểm soát tốc độ do người lái xe điều khiển. Khi đạt đến tốc độ đã cài đặt, chân của người lái xe sẽ cảm thấy bị áp lực từ bàn đạp ga như một sự cảnh báo. Giữ bàn đạp ổn định sẽ cho phép người lái xe duy trì tốc độ đã định sẵn, nhấn mạnh xuống sẽ giúp tăng tốc.
Nguyên mẫu đầu tiên có tên “Speedostat” bao gồm một bộ chọn tốc độ trên bảng điều khiển được kết nối với một cơ cấu chạy dọc trục truyền động. Khi tốc độ tiến gần tới mức định sẵn, cơ chế điều tốc vượt qua sức căng của lò xo để kích hoạt một piston dẫn động chân không có khả năng đẩy ngược lại bàn đạp ga. Teetor nhận được bằng sáng chế cho thiết bị kiểm soát tốc độ vào ngày 22 tháng 8 năm 1950.
Phiên bản Speedostat hoàn thiện đầu tiên xuất hiện vào năm 1949 không có "khóa tốc độ" để tự động duy trì tốc độ đã cài đặt. Khi đó Teetor lo lắng rằng tài xế có thể ngủ quên khi lái xe nếu có tính năng này.
Năm năm sau, khi Teetor vận động các nhà sản xuất ô tô áp dụng Stat khi lắp đặt tại nhà máy, ông đã quyết định bổ sung khả năng khóa tốc độ bằng một động cơ điện từ duy trì tốc độ định sẵn cho đến khi người lái nhấn vào bàn đạp phanh.
Năm 1958, Chrysler lần đầu tiên trang bị Speedostat như một tùy chọn trên các mẫu xe hạng sang. Một năm sau, sự tiện dụng của nó đã khiến Chrysler trang bị Speedostat trên tất cả các mẫu xe hơi. Tiếp theo là thương hiệu Cadillac của General Motors, công ty đã đặt tên lại và giới thiệu thiết bị này là “Cruise Control”. Trong thập kỷ tiếp theo, Cruise Control tiếp tục là một tính năng tiện lợi dù chưa phải là thiết yếu trên ô tô. Nhưng điều đó đã thay đổi vào năm 1973, khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) áp đặt lệnh cấm vận chống lại Hoa Kỳ. Phát minh của Teetor đã nổi lên như một trang bị tiết kiệm xăng được ứng dụng rộng rãi. Các nghiên cứu vào thời điểm đó cho thấy việc giới hạn tốc độ trên toàn nước Mỹ do lệnh cấm vận dầu mỏ đã tiết kiệm được 167.000 thùng dầu mỗi ngày.
Ban đầu, phát minh của Teetor chủ yếu nhằm bảo đảm an toàn khi đi ô tô. Ông không bao giờ có thể tưởng tượng rằng chính nó sẽ mở đường cho các mẫu ô tô tự hành sau này. Vào thời điểm Teetor qua đời năm 1982, Cruise Control đã được sử dụng rộng rãi không chỉ ở Mỹ mà trên toàn thế giới với hầu hết các nhà sản xuất đều thực hiện các chỉnh sửa để cải tiến hơn nữa công nghệ này. Dù tình trạng tắc đường tại một số quốc gia đang phát triển đôi khi khiến tính năng trở nên vô dụng thì không thể phủ nhận rằng Cruise Control là một trong số những phát minh ý nghĩa nhất trên xe hơi từ trước tới nay.
Với sự phát triển của ngành công nghiệp xe hơi ngày nay, rất nhiều dòng xe ô tô đã được trang bị những trang bị trợ lái cao cấp nhất. Trong khi đó, một số công nghệ ô tô từng chỉ xuất hiện trên xe sang đã dần có mặt trên các mẫu ô tô bình dân. Kiểm soát hành trình thích ứng (adaptive cruise control) là một trang bị đáng chú ý nhất trong số đó.
Theo nhiều phản ánh trong thời gian gần đây, nhiều tài xế điều khiển xe Honda CR-V trên cao tốc với chế độ điều khiển hành trình (cruise control) thì bỗng nhiên bị mất kiểm soát chân phanh. Vậy chúng ta cần làm gì trong tình huống này?
Vừa thương hiệu xe Nhật Bản – Toyota đã chính thức cho ra mắt phiên bản nâng cấp của mẫu xe sedan hạng C - Altis 2018 với một số nâng cấp về trang bị công nghệ và bổ sung tùy chọn phiên bản màu trắng ngọc trai hoàn toàn mới.
Cruise Control giúp tài xế duy trì tốc độ mà không cần phải giữ chân ga, không phải lúc nào cũng tiết kiệm nhiên liệu.
Ngày nay, hệ thống điều khiển hành trình - Cruise Control đã được trang bị hầu hết trên các dòng xe hiện nay. Nhưng không phải ai cũng biết và sử dụng hiệu quả tính năng này.