Chưa vội nói đến đúng sai trong tai nạn này, nhưng theo kinh nghiệm và nhận định của cá nhân tôi thì các tai nạn như thế này vẫn sẽ còn và tăng cao nếu cả tài xế được đào tạo một cách cẩu thả, hành vi điều khiển xe mang nặng tính chủ quan, thiếu kiến thức cũng như các đơn vị thi công thiếu các biện pháp an toàn. Và đặc biệt, một phần do tài xế lẫn người tham gia giao thông đã quá tin tưởng vào bộ phanh xe, tin rằng muốn dừng lúc nào là được lúc ấy, chỉ làm cháy lốp, đen đường tý thôi.
Cách đây 3 năm, trên chuyến taxi từ Hà Nội ra Nội Bài, tôi ngồi trên xe chạy 100km/h, bám sát đuôi chiếc xe tải ở khoảng cách 5m... Anh tài xế taxi khẳng định với vận tốc như thế, khi xe còn mới, chỉ cần phanh là sẽ dừng hẳn trong vòng 4-5m nên không thể gây tai nạn. Thực tế, có khoảng 60-70% tài xế theo tôi tìm hiểu thì vẫn tin và suy nghĩ đúng như anh tài xế taxi trên.
Đó là một tính toán ngây thơ đến chết người. Các bạn nên nhớ rằng ở vận tốc 80-100km/h, tổng quãng đường để 1 chiếc xe có thể dừng hẳn từ khi nhận biết được chướng ngại vật vào khoảng 50-100m tuỳ vào điều kiện mặt đường, tuỳ xe và có thể dài hơn nữa đối với một số xe.
Vừa mới đây, cách khoảng 1 tuần. Các xe đang phi với vận tốc 80km/h trên quốc lộ 51, CSGT cũng lao ra giữa đường dừng bắt xe...thấy nguy hiểm quá. Dường như ngay cả CSGT cũng quá tin tưởng vào phanh xe? Một số tai nạn cũng vì niềm tin này mà gây nên.
Quay trở lại với câu chuyện Nam tài xế ở Hà Giang khai do không làm chủ được tốc độ đã đâm ôtô vào nhóm công nhân đang làm đường. Tất nhiên, người tài xế phải chịu trách nhiệm do không làm chủ được tốc độ. Ngay khi tham gia thi sát hạch lấy bằng lái, anh ta đã trải qua bài thi tình huống khẩn cấp. Luật cũng quy định, xe phải dừng trong bất cứ tình huống nào khi có tình huống nguy hiểm trước mặt.
Tuy nhiên theo tôi thấy, việc bỏ mạng khi đang lao động với điều kiện không bảng hiệu, không biển báo, đèn báo trong thời tiết chập choạng, đường ướt như trên thì tai nạn xảy ra chẳng có gì là lạ. Lỗi này nếu điều tra xử lý nghiêm phải là chủ đầu tư đơn vị thi công..
Ở các nước khác, ngay cả nước có điều kiện kinh tế, khi thi công, các biển báo, đèn chớp được sử dụng ở cấp độ nhiều nhất và có thể nhìn được từ khoảng cách xa 2-300m...vì thế các tai nạn như thế này rất ít xảy ra. Một số đơn vị thi công còn tính đến trường hợp xấu nhất, họ đặt một chiếc xe lớn, có bộ phận giảm chấn chịu được tác động và va chạm cao làm rào chắn phòng rủi ro xe nào đó đâm vào, hạn chế nguy hiểm cho tính mạng con người. Các biện pháp, thiết bị nhằm bảo đảm an toàn giao thông như thế buộc các đơn vị thi công phải trang bị và lắp đặt.
Hãy nhìn vào cách người ta làm để có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông tốt hơn!
Độc giả Nguyễn Phong
Nếu không may má phanh của bạn bị hỏng hoặc trường hợp đã quá cũ và cần phải thay thế mới thì chỉ với một vài dụng cụ đơn giản và thao tác dễ thực hiện dưới đây là bạn đã có thể tự làm việc này mà không cần phải mang xe đến gara. Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm được thời gian mà còn giúp bạn tiết kiệm được một khoản kha khá. Bên dưới đây là các bước hướng dẫn để bạn có thể tự mua má phanh và thay thế cho chiếc xe của mình.
Có tới 9 mẫu xe Volvo được triệu hồi liên quan tới các hệ thống an toàn nằm ở bộ phận phanh xe.
Sự cố nổ lốp xe không phải hiếm gặp nhưng phần lớn người lái thường có phản ứng đạp chân phanh ngay lập tức, đây là một cách xử lý hoàn toàn sai và có thể dẫn đến những hậu quả tồi tệ hơn sau đó.
Được coi là một công nghệ lạc hậu nhưng giờ đây, phanh tang trống đang trở lại và được xem là một gải pháp hoàn hảo cho những chiếc xe điện trong tương lai.
Cục Vận tải Đường bộ Malaysia (JPJ) phát hiện đường dây có tổ chức chuyên đưa lậu xe từ Singapore vào nước này bằng chiêu "nhân bản ô tô".