Khám Phá, - 23/04/2019 06:40 PM
Đầu năm 2019, nhiều hãng ô tô thế giới thông báo triệu hồi nhiều sản phẩm của mình như Suzuki, Ford, Toyota, Hyundai,Kia…

Ngành công nghiệp xe hơi Việt Nam năm vừa rồi cũng trải qua thời kỳ khủng hoảng nhất với khá nhiều đợt triệu. Đôi lúc, số lượng lên đến 10.000 chiếc với những mẫu xe nổi danh.

Điều này gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho khách hàng, nhất là đối với những người lần đầu tiên mua xe. Vậy đâu là sự thật đằng sau những đợt triệu hồi này? CafeAuto sẽ lý giải để giúp độc giả nắm rõ hơn.

Khái niệm triệu hồi xe

Khái niệm “triệu hồi” có rất nhiều cách nhìn nhận khác nhau. Tùy theo mỗi hãng có một định nghĩa, quy định không hoàn toàn trùng lặp. Tuy nhiên, điểm chung nhất chúng ta có thể hiểu đó chính là một quá trình nâng cấp và hoàn thiện.

Nhà sản xuất phát hiện những vấn đề sau khi xe đã bán và họ triệu hồi để nâng cấp, hay khắc phục những lỗi này theo hướng sửa chữa hoặc đơn giản là làm cho nó tốt hơn. Đảm bảo quyền lợi tối đa cho khách hàng sử dụng cũng như ổn định lòng tin của họ đối với mình.

Nó có thể chia làm 5 cấp độ khác nhau. Ở cấp độ đầu tiên, đó là biện pháp đề phòng nhằm giúp sản phẩm an toàn hơn và lỗi chưa xảy ra, các hãng hay gọi là precautionary measures. Họ có thể cập nhật phần mềm bổ sung cho xe trở nên hoàn thiện hơn.

Cấp độ tiếp theo đó là trong quá trình hãng xe kiểm tra chất lượng, đánh giá thì phát hiện rằng lỗi có thể xảy ra hoặc không. Nhưng dù xác suất thế nào thì hãng vẫn chủ động triệu hồi để bảo đảm quyền lợi của khách hàng.

Đối với cấp độ 3, hãng triệu hồi khi lỗi đã xảy ra nhưng chưa ghi nhận sự cố, thiệt hại do tai nạn, thương vong. Đa phần liên quan đến động cơ, khả năng vận hành và các tính năng an toàn của chiếc xe.

Điển hình là vụ Hyundai và KIA đã thông báo triệu hồi tổng cộng hơn 500.000 chiếc xe tại Mỹ vì nguy cơ cháy động cơ cao cũng như lỗi rò rỉ bể dầu động cơ.

Ở nước ta, các đợt triệu hồi như thế này diễn ra thường xuyên. Các hãng xe cũng chủ động có nhiều động thái nhằm trấn an khách hàng. Tuy nhiên, giải pháp khắc phục khá lâu do phải qua quá trình thẩm định từ “trụ sở chính”.

Cấp độ tiếp theo là cấp độ 4, đây được xem là khá nghiêm trọng vì đã có sự cố, thiệt hại về người và vật chất. Như vụ Ford triệu hồi hơn 300.000 mẫu xe F-Series bao gồm Ford F150 2015-2019 và Ford Super Duty 2017-2019 sau khi có 2 xe tự cháy. Nguyên nhân cũng do hệ thống làm ấm động cơ có khả năng gây cháy vì rò rỉ điện.

Cấp độ 5 là cấp độ cuối cùng và cũng là nguy hiểm nhất. Lúc này, lỗi đã xảy ra, hậu quả rất nghiêm trọng, nhưng hãng xe vẫn chưa triệu hồi hoặc cố tình che giấu trong thời gian dài.

Hiểu thế nào cho đúng

Mặc dù đã phân chia rõ ràng cấp độ triệu hồi xe như vậy nhưng nhiều người vẫn không thoát khỏi tâm lý hoang mang, lo lắng. Thậm chí còn cực đoan hơn khi tẩy chay và không bao giờ sử dụng những sản phẩm liên quan.

Dù vậy,  cần phải hiểu rõ một vấn đề đó là tùy vào tư duy, tầm nhìn của các hãng khác nhau nên đưa ra các quyết điinh khác nhau. Như một số hãng có chỉ vì một số điểm không ưa ý về thiết kế là triệu hồi ngay. Một số hãng lại ém nhẹm đi vì sợ ảnh hưởng uy tín cũng như thiệt hại lợi nhuận.

Nếu gặp trường hợp cấp độ 1 và 2, thì khách hàng có thể yên tâm vì chiếc xe sẽ trở nên hoàn thiện và chẳng mất mát gì cả. Những cấp độ sau nếu không giải quyết kịp thời và nhanh chóng thì có thể dẫn đến rất nhiều rủi ro liên quan đến tính mạng của người tiêu dùng.

Tóm lại, tùy vào bản chất cũng như khả năng ảnh hưởng của nó chúng ta mới biết được mức độ nghiêm trọng của đợt triệu hồi như thế nào. Đừng chỉ mới nghe thông báo “triệu hồi” mà lo lắng thái quá.

 

 

Bạn cần tư vấn mua xe?
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.