Quay lại lịch sử một chút, trước đây cách bố trí thứ tự các số trong hộp số trên xe mô tô khác so với cách bố trí ngày nay. Thông thường nhà sản xuất sẽ thiết kế theo thứ tự là N – 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 thay vì kiểu 1 – N – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 như hiện nay.
Nếu xét về phương diện kỹ thuật thì kiểu số mo (số N) rồi mới đến số 1, 2 người ta hay gọi là kiểu hộp số tự động, hay gọi số tròn vì nó có thể đảo số theo vòng tròn. Ưu điểm của kiểu thiết kế này được cho là rất tiện lợi đối với người dùng. Nhưng nhược điểm của nó đó là chỉ có thể sắp tối đa là 4 số trên 1 vòng tròn mà thôi. Ngày nay chúng ta có thể thấy sự xuất hiện của nó trên một số mẫu xe số phổ thông như Wave, Sirius, Jupiter…
Còn đối với kiểu số N nằm giữa số 1 và 2, chúng ta có thể hiểu rằng đây là hộp số vuông. Và nó trái ngược hoàn toàn với kiểu hộp số trên. Ưu điểm của kiểu thiết kế này đó chính là có thể sắp được nhiều số nhưng lại có nhược điểm là không thể đảo số theo vòng tròn.
Nghĩa là nếu bạn đang ở số cao nhất, ví dụ số 5, bạn ko thể đạp 1 phát về N như là số tròn, mà bạn pải đạp giật lùi lại từng số một. Đến đây, nhiều người sẽ hiểu được phần nào tại sao kiểu thiết kế này lại đảm bảo an toàn và cho hiệu quả sử dụng cao.
Xét về thực tế, một phần nguyên nhân là để tăng tính thuận tiện khi bạn vào số 1 để bắt đầu xuất phát, chân bên phải chống dưới đất, thao tác dậm xuống sẽ dễ thực hiện hơn việc phải đưa mũi giày xuống dưới cần số để gảy.
Ngoài ra, nguyên nhân chính của việc đặt số N vào giữa số 1 và 2 là để đảm bảo an toàn trong những trường hợp phanh gấp. Ngoài hệ thống phanh, khi giảm tốc độ khẩn cấp thì lực ghì của động cơ tại những cấp số nhỏ sẽ giúp giảm quãng đường phanh đi đáng kể.
Với cách thiết kế mới, người lái có thể dễ dàng về số 1 để phanh chiếc xe lại mà không cần lo lắng về việc sang nhầm số N như cách bố trí cũ. Người lái sẽ có thể về N khi họ dừng xe hay lúc họ thực sự muốn chứ không phải do vô tình.
Do đó, vào năm 1975, Mỹ đưa ra một quy định yêu cầu tất cả những xe nhập khẩu phải có thiết kế số N giữa số 1 và 2. Từ đó đến nay, cách bố trí này cho thấy khả năng hoạt động rất hiệu quả sau hơn 40 năm và sau nhiều năm nữa vẫn sẽ rất hợp lý.
Tương tự ô tô, thị trường xe máy Việt Nam cũng đang trong chuỗi ngày ảm đạm khi doanh số bán hàng liên tục sụt giảm.
Sự xuất hiện của nhiều dòng mô tô phân khối lớn với giá bán hợp lý khiến xe côn tay phổ thông hiện không được ưa chuộng như vài năm trước đây.
Thương hiệu SYM trước giờ chỉ được chúng ta biết tới với các mẫu xe tay ga, thực tế rất ít người biết rằng SYM cũng góp mặt trong phân khúc xe côn tay với một mẫu xe có giá bán lên tới 100 triệu đồng. Chẳng những sở hữu ngoại hình đầy hầm hố và thể thao, mẫu xe côn tay này của SYM còn mang trên mình rất nhiều trang bị xịn sò.
Mẫu xe côn tay Benelli RCX 185 2023 vừa được hãng xe Ý phân phối tại châu Âu sở hữu kiểu dáng thể thao, động cơ 174cc… mang lại khả năng vận hành mạnh mẽ hơn đối thủ Honda Winner X, Yamaha Exciter 155 VVA.
Với mức kinh phí khiêm tốn khoảng 30 triệu đồng mà vẫn muốn sở hữu cho mình một mẫu xe côn tay với cảm giác lái phấn khích thì chọn xe gì? Dưới đây là một số mẫu xe mà mọi người có thể cân nhắc.