Tôi chạy xe khách 16 chỗ đi tỉnh, đến đoạn đường có kiểm tra tốc độ thì không may camera hành trình bị hỏng, không hiển thị nên tôi chủ động tắt. Đi được một đoạn thì CSGT kiểm tra và phát hiện tôi không sử dụng camera hành trình. Dù đã cố gắng giải thích và CSGT vẫn xác nhận tình trạng không hoạt động, nhưng tôi vẫn bị lập biên bản phạt nhẹ do lắp camera sử dụng không đúng tiêu chuẩn.
Tôi cho rằng việc camera bị hỏng do lỗi kỹ thuật là lỗi ở chủ nhà xe, vì tôi chỉ là người làm công nên không can thiệp vào thiết bị.
Mong các chuyên gia giải quyết giúp vấn đề này.
Theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 13 nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có quy định “Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều 14 Nghị định này”
Mặt khác, tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT nêu rõ trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải là:
“a) Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên các phương tiện của đơn vị theo quy định.
b) Duy trì tình trạng kỹ thuật tốt, đảm bảo truyền dẫn và cung cấp đầy đủ, chính xác, liên tục các thông tin bắt buộc theo quy định từ thiết bị giám sát hành trình trong suốt quá trình phương tiện tham gia giao thông.
c) Cung cấp tên đăng nhập và mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các xe thuộc đơn vị cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
d) Cập nhật, lưu trữ có hệ thống các thông tin bắt buộc tối thiểu 01 năm.”
Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 171/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt phạt tiền từ 1.000.000 đồng - 2.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với loại xe có quy định phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định.
Việc đang lưu thông trên đường mà thiết bị bị hỏng, người điều khiển có trách nhiệm báo lại chủ xe và hoàn toàn có quyền không tiếp tục điều khiển phương tiện nếu không đảm bảo. Còn theo quy định tại Điều 24 Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì Cảnh sát giao thông có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện giao thông.
Căn cứ vào Hợp đồng lao động giữa tài xế và đơn vị vận tải để xác định trách nhiệm đối với khoản tiền mà người lái phải nộp phạt vi phạm hành chính.
Câu hỏi được tư vấn bởi Luật sư Đặng Thành Chung
Công ty Luật An Ninh ( Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)
Trong những năm gần đây, camera hành trình được lắp phổ biến trên phương tiện ô tô cá nhân đã góp phần thay đổi đáng kể ứng xử của lái xe.
Sau camera hành trình thì cảm biến áp suất lốp cùng với bộ bơm hơi lưu động là 2 món phụ kiện tối thiểu cần có trên một chiếc xe hơi. Giúp đảm bảo chuyến đi luôn thông suốt và cảnh báo sớm những mối nguy tiềm tàng từ vỏ bánh xe.
Có thể thấy, hiện nay hầu như bất kỳ chiếc xe ô tô nào cũng đều gắn camera hành trình.Vậy tại sao trang bị này lại được ưu chuộng như vậy và tác dụng của nó là gì? Cùng CafeAuto tìm hiểu để có cái nhìn chi tiết về nó.
Thương hiệu Mio vừa ra mắt tại thị trường Việt Nam dòng camera hành trình Mio MiVue 7 hỗ trợ WIFI với giá bán dao động từ 2,8 – 5,1 triệu đồng.
Camera hành trình là con mắt thứ 3 kì diệu giúp chủ xe tránh được những tranh cãi pháp lý khi bị thổi phạt hay có va chạm giao thông xảy ra. Chúng ta cần lưu ý các vấn đề sau để trang bị cho xe một camera hành trình chất lượng.