Khi nào việc độ xe sẽ vi phạm quy định của luật giao thông về việc thay đổi kết cấu của xe máy?
Hiện nay, Luật Giao thông đường bộ không giải thích cụ thể thế nào là thay đổi kết cấu của xe, tuy nhiên ta có thể hiểu thay đổi kết cấu xe là việc chủ xe tự ý thay đổi kết cấu của xe để trông đẹp hơn, độc lạ hơn hoặc muốn xe trở nên tiện dụng hơn mà không được sự đồng ý hay cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 55 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ như sau:
"Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.”
Như vậy, theo quy định trên, việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Do đó, kết cấu của xe là thứ đã được thông qua phê chuẩn, phê duyệt, được sự công nhận của pháp luật. Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì chủ phương tiện không được phép tự thay đổi kết cấu của xe làm thay đổi thiết của xe đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Nếu như chủ phương tiện thực hiện thay đổi kết cấu xe thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, cụ thể là theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Mức phạt đối với lỗi thay đổi kết cấu của xe máy trong năm 2023
Điểm c Khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.
Căn cứ vào quy định trên thì nếu chủ phương tiện tự ý thay đổi khung, máy, hình dạng, kích thước, đặc tính của xe so với kết cấu ban đầu thì sẽ bị xử phạt như sau: Đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thì phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô sẽ phạt tiền từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Tình trạng xe độ khó kiểm soát được nhận định là do chế tài xử phạt còn quá thấp
Giữa tháng 7 năm ngoái, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM đã phối hợp cùng Phòng CSGT đường bộ - đường sắt đột kích nhiều lò độ xe tại các quận ở TP.HCM.
Việc kiểm tra này được cho là kiểm soát lại hoạt động độ xe máy tràn làn vốn được thả nổi từ nhiều năm nay khi chế tài xử phạt còn nhẹ và các “tay chơi” sẵn sàng chấp nhận nộp phạt để có được chiếc xe “độ” theo phong cách riêng.
Ngoài ra còn kiểm soát được các nguồn linh kiện nhập khẩu không rõ nguồn gốc như trong đợt kiểm tra nói trên khi các chủ cơ sở sửa xe và kinh doanh phụ tùng xe máy đều không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ các mặt hàng trong tiệm.
Tình trạng độ xe máy tự do ở Việt Nam hiện nay khá phổ biến khi các nhận định cho biết nó hình thành từ các tiệm sửa xe máy cá nhân nở rộ thời gian dài khi xe máy là phương tiện di chuyển chính của người dân.
Việc “độ” xe là một nhu cầu chính đáng đối với nhiều người tuy nhiên nó vẫn còn cần những quy định chặt chẽ hơn. Ở nhiều nước, việc độ xe thường được thực hiện bởi các hãng độ xe và các hãng này cũng tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn của phương tiện, đồng thời các hãng độ còn phối hợp với nhà sản xuất để xe độ vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn. Ngoài ra còn có cả cơ quan hỗ trợ và kiểm tra quá trình độ xe phù hợp với luật pháp.
Ở Việt Nam, độ xe tự phát vẫn đang là phổ biến, theo một số người thích trang trí xe thì việc thay thế các phụ kiện bên ngoài là sẽ không bị xử phạt nếu không ảnh hưởng đến an toàn kỹ thuật của chiếc xe. Do vậy, nếu các cá nhân mong muốn chiếc xe máy của mình trông bắt bắt hơn vẫn có thể tiến hành “độ” được và chỉ cần đảm bảo tự ý đổi kết cấu, cấu tạo
Chủ tiệm sửa xe có quyền báo Công an nếu khách đến kêu “độ xe”
Ngày 23/3, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08, Công an TP.HCM) cho biết, Đội CSGT Chợ Lớn (thuộc PC08) vừa tổ chức tuyên truyền và triển khai cho chủ tiệm sửa xe ký cam kết không thực hiện thay đổi kết cấu xe, độ xe.
Đây là kế hoạch nhằm góp phần ngăn chặn từ gốc tình trạng thanh thiếu niên tụ tập, chạy xe gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn đảm trách.
Sau khi được CSGT tuyên truyền, các chủ tiệm sửa xe đã cam kết không thực hiện việc thay đổi kết cấu xe và khi phát hiện khách có nhu cầu "độ xe" sẽ báo ngay cho CSGT.
Theo đó Audi RS7 có tới 6 gói độ giúp tăng công suất lên hơn 1.000 mã lực với mức giá rẻ nhất từ 99.5 triệu đồng.
Hãng độ Boldmen vừa tung ra gói độ CR 4 cho mẫu xe thể thao BMW Z4 với nhiều cải tiến vật liệu và hiệu suất động cơ.
Một hãng độ tới từ Đức có tên Posaidon đã cho ra mắt phiên bản nâng cấp của G63 AMG.
BMW vốn nổi tiếng với mẫu siêu xe động cơ lai điện i8 cùng sức mạnh 369 mã lực, nhưng G-Power đã biến M8 thành chiếc “siêu xe” thứ 2 của hãng xe Đức.
Triển lãm SEMA năm nay chứng kiến sự hiện diện của một tác phẩm đặc biệt, được tạo dựng từ một siêu xe bị cháy trơ khung.