Trả lời:
Tại khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
“1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;
…..”.
Mặt khác, Điều 14 Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cũng quy định như sau:
“1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoạt động kinh doanh vận tải và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải gắn thiết bị giám sát hành trình; thiết bị giám sát hành trình phải đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt và hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.
2. Thiết bị giám sát hành trình của xe phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:
a) Lưu giữ và truyền dẫn các thông tin theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra khi có yêu cầu.
3. Đối với những loại xe chưa được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình được thực hiện theo lộ trình sau đây:
a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe taxi, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;
b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;
c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kếtừ 07 tấn đến dưới 10 tấn;
d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;
đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.”
Như vậy, theo các quy định nêu trên thì những loại xe sau phải gắn thiết bị hành trình: Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoạt động kinh doanh vận tải và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa.
Đối với trường hợp xe ô tô dùng để kinh doanh vận tải hàng hóa không gắn thiết bị giám sát hành trình sẽ bị xử phạt theo quy đinh tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
Trong những năm gần đây, camera hành trình được lắp phổ biến trên phương tiện ô tô cá nhân đã góp phần thay đổi đáng kể ứng xử của lái xe.
Sau camera hành trình thì cảm biến áp suất lốp cùng với bộ bơm hơi lưu động là 2 món phụ kiện tối thiểu cần có trên một chiếc xe hơi. Giúp đảm bảo chuyến đi luôn thông suốt và cảnh báo sớm những mối nguy tiềm tàng từ vỏ bánh xe.
Có thể thấy, hiện nay hầu như bất kỳ chiếc xe ô tô nào cũng đều gắn camera hành trình.Vậy tại sao trang bị này lại được ưu chuộng như vậy và tác dụng của nó là gì? Cùng CafeAuto tìm hiểu để có cái nhìn chi tiết về nó.
Thương hiệu Mio vừa ra mắt tại thị trường Việt Nam dòng camera hành trình Mio MiVue 7 hỗ trợ WIFI với giá bán dao động từ 2,8 – 5,1 triệu đồng.
Camera hành trình là con mắt thứ 3 kì diệu giúp chủ xe tránh được những tranh cãi pháp lý khi bị thổi phạt hay có va chạm giao thông xảy ra. Chúng ta cần lưu ý các vấn đề sau để trang bị cho xe một camera hành trình chất lượng.