Thiếu ngủ
Với nhiều tài xế phải lái xe trong điều kiện đường dài hoặc ngồi lâu ở một vị trí nhất định thì việc mất hoặc thiếu ngủ thường xuyên, được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ tai nạn đáng tiếc.
Do đó, khi cảm thấy buồn ngủ thì tài xế nên cho xe dừng xe lại ở nơi an toàn và nghỉ ngơi khoảng 15-20 phút, thậm chí có thể ngủ một giấc ngắn 10 phút giúp lấy lại sự tỉnh táo cần thiết. Ngoài ra, uống một ly cà phê hoặc ăn lót dạ một chiếc bánh ngọt cũng có thể là cách hữu hiệu để ngăn chặn cơn buồn ngủ bất ngờ ập đến.
Tinh thần không thoải mái
Cuộc sống, công việc và “tất tần tật” những vấn đề xung quanh có thể khiến tâm trạng, tinh thần của người lái xe ít nhiều bị ảnh hưởng. Do đó, trước khi cầm lái, tài xế nên chuẩn bị cho mình một sự bình tĩnh cần thiết, tiết chế những cảm xúc tiêu cực, căng thẳng để giữ an toàn cho bản thân và cả những người xung quanh.
Nếu biết tinh thần chưa thực sự ổn định, người lái xe cần phải nghỉ ngơi, lấy lại trạng thái cân bằng cũng như loại bỏ sự tức giận của mình, tập trung cho việc cầm lái. Bên cạnh đó, nếu cảm thấy mệt mỏi thì tài xế có thể đặt các loại tinh dầu thơm như cam, quýt… bên trong xe để giúp thức tỉnh các giác quan và làm tinh thần cảm thấy phấn chấn hơn.
Lạm dụng thuốc, chất kích thích
Các loại thuốc đặc trị ho, cảm cúm, chống dị ứng… thường sẽ đem tới sự thoải mái và giúp lấy lại tinh thần cũng như sức khoẻ cho người lái xe, nhưng những tác dụng phụ và việc sử dụng quá liều lượng hoặc lạm dụng quá mức thì có khi lại gây phản tác dụng.
Đã có rất nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm xảy ra đều xuất phát từ việc say xỉn thiếu tỉnh táo, hoặc sử dụng thuốc quá liều cho phép, điều này là vô cùng nguy hiểm trong lúc lái xe. Nếu biết bản thân đang dùng những loại chất này thì tốt nhất tài xế không nên lái xe, hoặc đợi đến khi thực sự đủ tỉnh táo, mới có thể cầm lái được.
Tiền sử mắc bệnh
Những căn bệnh liên quan đến tim mạch, hô hấp hay ngay cả tật ở mắt cũng sẽ gây cản trở không nhỏ đến quá trình cầm lái của tài xế, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng và sức khoẻ lâu dài.
Nếu bạn không may là một người mắc phải những chứng bệnh tiền sử thì hãy luôn tự chuẩn bị những dụng cụ y tế, thuốc men hỗ trợ cần thiết nhất cho mình trước khi cầm lái. Tốt hơn là nên có người biết lái xe ngồi đi cùng hoặc hãy để nhiệm vụ này cho người khoẻ mạnh hơn, vì sự an toàn cho người xung quanh và cả bản thân mình.
Ăn uống không đầy đủ
Tuỳ vào quãng đường đi và thời gian cầm lái mà tài xế cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mình. Nhất là thường xuyên uống nước để giúp bản thân tỉnh táo, giữ được sự bình tĩnh cầm lái suốt đường đi.
Người lái xe không nên để bản thân bị kiệt sức do ăn quá ít hoặc uể oải vì ăn quá no. Một chế độ ăn uống vừa phải, đủ dưỡng chất và có sự vận động phù hợp sẽ giúp tài xế tỉnh táo, tập trung cầm lái hơn.
Ngoài ra, một chiếc khăn lạnh, nghe bài hát yêu thích, sử dụng kính râm tránh chói nắng… cũng hỗ trợ thêm sự an toàn cho người lái xe.
Nếu không phải bắt buộc ra ngoài, bạn không nên lái xe ra đường. Tuy nhiên, do nhiều lí do mà bạn phải tham gia giao thông thì bạn cần chú ý những điều sau khi lái xe trong điều kiện mưa bão.
Vào mùa mưa, việc hạn chế ra đường bằng xe 2 bánh được xem là ưu tiên. Tuy nhiên, do nhu cầu cuộc sống hằng ngày, cũng như quá trình lao động, đòi hỏi mọi người phải đội mưa để chạy xe ngoài đường.
Đến mùa mưa, bạn cần phải hiểu rõ hơn và điều kiện đường, hiểu hơn về chiếc xe của mình cũng như những người xung quanh để có thể di chuyển an toàn, văn minh và tránh các rủi ro cho chính bản thân.
Để tránh bị tắc đường khi từ quê lên trở lại thành phố, các chủ xe cần bỏ túi cho mình những kinh nghiệm dưới đây.
Dù có đọc nhiều lý thuyết về cách cầm lái, tuy nhiên có những kỹ năng mà chỉ khi trải qua thực tế thì mới tạo nên những kinh nghiệm lái xe trong thời gian dài.