Có những khoảng khắc rất bình thường, người lái không hề nhắm mắt nhưng lại không thể điều khiển xe vô thức dẫn đến tai nạn thảm khóc đơn cử như vụ va chạm tang thương giữa xe sedan và xe tải trên đường nối cao tốc 5B.

Những ngày qua trên các trang mạng xã hội lan truyền đoạn video về chiếc Toyota Vios màu đen chở theo 2 người trên xe đã lấn sang làn ngược chiều, đâm trực diện vào đầu chiếc xe tải. Hậu quả, cả 3 người ngồi trên chiếc xe con đều tử vong tại chỗ. Vụ việc đang được cơ quan điều ra làm rõ.

ngu-trong-tiem-thuc-so-say-mot-giay-hoi-han-mot-doi

Theo video có thể thấy được chiếc sedan đã có xu hướng lệch làn một cách vô thức, cho đến khi nhận ra sắp va chạm vội vã đánh lái nhưng không còn cơ hội dẫn đến tai nạn trên. Theo nhà chức trách lái xe có kết quả âm tính với ma tuý, không có nồng độ cồn trong hơi thở, như vậy nguyên nhân được cộng đồng mạng đưa ra là ngủ gật khi cầm lái.

Ngủ trong tiềm thức là gì?

Việc buồn ngủ khi lái xe thì hầu như tất cả tài xế đều gặp phải khi đã lái một chặng đường dài. Tuy nhiên có một loại buồn ngủ khác còn đáng sợ hơn đó chính là “ngủ trong tiềm thức” hay “giấc ngủ trắng”. Cơn buồn ngủ này rất khó bắt gặp. So với buồn ngủ thông thường tài xế sẽ có các biểu hiện như lái lảo đảo, mắt nhắm, ngáp liên hồi thường xuyên uống nước hay sử dụng thuốc lá. Còn với loại giấc ngủ này mọi thứ vẫn như bình thường, người ngồi chung còn cảm giác tài xế rất tỉnh táo bởi mắt vẫn mở, vẫn đều chân ga, tay vẫn cần chắc trong vô lăng nhưng trong tiềm thức người lái đã rơi vào trạng thái ngủ đông không cảm nhận được mọi thứ xung quanh trừ khi có tác động như vấp ổ gà, hay người xung quanh hỏi chuyện. Trạng thái này thường chỉ trong vài giây ngắn ngủi nhưng lại cực kỳ nguy hiểm nếu người lái không tỉnh giấc kịp thời.

ngu-trong-tiem-thuc-so-say-mot-giay-hoi-han-mot-doi

Việc “ngủ trong tiềm thức” hay “giấc ngủ trắng” thường xuất hiện khi tài xế lái được một quãng đường dài, để gió trong thường xuyên, mọi người trên xe đã ngủ hết nhất là đi vào khoảng thời gian mặt trời lặn 4-6 giờ chiều và mặt trời mọc từ 4-6 giờ sáng đặc biệt là dễ gặp hơn khi trước đó cơ thể đã hoạt động quá nhiều, uống rượu bia, chất kích thích hay các loại thuốc dễ gây buồn ngủ.

Làm thế nào để phòng tránh

Thông thường người dùng sử dụng ô tô trong những chuyến đi dài thì ngoài việc chuẩn bị đồ đạc cho hành trình, kiểm tra xe thì người lái xe nên chú ý hơn các vấn đề sau khi cầm vô lăng.

Ngủ đủ: đây là việc cực kỳ quan trọng, ngay cả khi đi trong phố nếu không đủ tính táo có thể gây ra tai nạn hàng loạt. Theo khoa học việc ngủ đủ ít nhất 6 tiếng sẽ giúp cơ thể hồi phục sức khỏe sau 1 ngày dài 1 mệt mỏi và hợp lý nhất vẫn là 8 tiếng đối với các tài xế không chuyên.

Không sử dụng chất có cồn: lượng chất kích thích thường tồn tại trong cơ thể rất lâu dễ làm suy nhược nếu không may ngủ đủ giấc. Ngoài ra nếu có sự cố sau các xét nghiệm thì lượng cồn tồn lại sẽ đưa bạn vào thế bị động nếu có tranh cãi kiện cáo.

Nghỉ ngơi hợp lý: với các tài mới, tài không chuyên thì nên xác định đi chơi là thư giản đừng nên gấp rút bỏ qua những chặng nghĩ ngơi giữa hành trình. Việc dừng xe sẽ giúp cơ thể thay đổi trạng thái giúp máu lưu thông tốt hơn trong cơ thể làm não bộ tỉnh táo hơn.

Thay đổi nhiều loại nhạc: nếu quãng đường đi quá êm ái, người lái nên chủ động thay đổi nhiều thể loại nhạc khác nhau tránh việc nghe 1 giai điệu 1 kiểu nhạc dễ dẫn đến nhàm chán dễ gây bùn ngủ. Đặc biệt là hạn chế nghe các thể loại nhạc đồng quê mang tính chất êm dịu.

Đổi chế độ lấy gió: nếu dùng chế độ lấy gió trong nguồn oxy thường bị hạn chế hơn, dễ dẫn đến việc buồn ngủ do thiếu dưỡng khí. Thế nên khi đi qua vùng đồng quê nên ưu tiên chế độ gió ngoài để nguồn khí tươi hơn, nếu còn lo nhầm lẫn thì có thể dùng chế độ auto làm mát sẽ giải quyết vấn đề này.

Ngủ bên lề đường: khi cơn buồn ngủ ập tới thì không còn biện pháp nào để chống chế kể cả sử dụng các chất kích thích như nước tăng lực, thuốc lá, nhai kẹo cũng đều có tác dụng ngắn ngủi thế nên lúc này việc cần làm là hãy tấp vào sát lề đường, bật đèn cảnh báo, khóa cửa, hẹn giờ ngủ tầm 15-30 phút và chợp mắt ngủ. Nếu là đêm khuya hãy tìm cây xăng, trạm dừng chân gần nhất hoặc có thể chạy lên vỉa hè để đảm bảo an toàn tránh va chạm từ các phương tiện khác.

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.