Theo các thông tin báo chí thì chiều ngày 12/11, một xe ô tô 7 chỗ tông hai ôtô khác, tiếp tục lao vào ba xe máy rồi húc đổ tường nhà dân ở TP Thủ Đức, nữ sinh viên 18 tuổi tử vong. Chuỗi đâm liên hoàn khiến hai ôtô hư hỏng nhẹ, nằm chắn ngang lòng đường, cạnh đó ba xe máy ngổn ngang với nhiều mảnh vỡ. Riêng xe gây tai nạn biến dạng phần đầu, nằm trong sân nhà dân.
Ngày 13/11, Công an TP Thủ Đức tạm giữ hình sự tài xe trên để phục vụ điều tra sai phạm trong vụ tai nạn liên hoàn trên.Kết quả kiểm tra của cảnh sát cho thấy có nồng độ cồn trong máu người này. Bước đầu, tài xế này khai báo vừa nhậu với các bạn. Trước khi tông vào hàng loạt xe, tài xế này va chạm với một ôtô nên không làm chủ được tốc độ.
Các nhân chứng gần đó cho biết, sau khi gây tai nạn, tài xế mở cửa xuống xe với vẻ mệt mỏi, biểu hiện dùng rượu bia, không tỉnh táo và người dân áp tải đưa người này lên phường. Tuy nhiên trong trường hợp tài xế này rời khỏi hiện trường thì sẽ bị xử lý như thế nào??.
Thực tế, việc rời khỏi hiện trường sau tai nạn không hiếm, thậm chí là quy tắc ngầm của giới tài xế lái xe mỗi khi có sự cố liên quan đến người, hay tài sản có giá trị lớn. Theo nguyên tắc, người gây tai nạn phải ở lại hiện trường cho đến khi lực lượng chức năng có mặt, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ.
Căn cứ vào luật giao thông đường bộ 2008, nghị định 100/2019/NĐ-CP, bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:
Theo điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
2. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
Bảo vệ hiện trường.
Như vậy, trong trường hợp trên đã quy định rõ trách nhiệm của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tài xế, người gây ra tai nạn được quyền rời khỏi hiện trường trong các trường hợp sau đây:
Tài xế bị thương phải đưa đi cấp cứu
Thực tế, không ít tài xế mới vào nghề, hay vì lương tâm đã ở lại hiện trường bị người nhà, người dân xung quanh vây đánh, hành hung tạo áp lực, ngay cả người đưa nạn nhân đi bệnh viện cũng bị hành hung vì người nhà không phân biệt được đâu là tài xế hay người tốt.
Trong trường hợp này, theo luật định cũng cho phép người gây tai nạn có thể rời bỏ hiện trường, song phải tới trình báo tại trụ sở công an gần nhất.
Việc rời khỏi hiện trường này khác hoàn toàn với việc bỏ trốn, nếu tài xế giữ nguyên hiện trường, để lại phương tiện, sau đó đến bất kì cơ quan công an tại bất cứ địa phương nào trình diện sẽ không được coi là bỏ trốn.
Nếu người gây tai nạn rời hiện trường, không trình báo công an khi truy ra, chắc chắn sẽ bị xử lý theo tính chất của hành vi vi phạm
Người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn bỏ trốn không đến trình báo tại cơ quan công an sẽ bị xử phạt từ 5 - 6 triệu đồng (đối với ô tô), từ 2 - 3 triệu đồng (đối với xe máy), từ 100 - 200 nghìn đồng (đối với xe đạp).
Căn cứ: Nghị định 46 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
Người gây tai nạn rồi bỏ trốn có thể bị phạt tù với mức cao nhất là 10 năm tù theo Điều 260 - Tội vi phạm quy định về tham giao giao thông đường bộ, Bộ Luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Trưa ngày 14/3, một thanh niên ngáo đá điều khiển ô tô gây ra tai nạn trên một con đường ở Đà Lạt.
Khoảng 15h chiều ngày 3/4, đã xảy ra tai nạn tông xe liên hoàn trên cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, đoạn cách cầu vượt Quốc lộ 51 khoảng 2 km. Vụ tai nạn khiến nhiều người bị thương.