Khách khi đi từ địa phương có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao phải tiêm đủ 2 mũi vaccine, có xét nghiệm âm tính
Bộ GTVT vừa ban hành quy định tạm thời về thí điểm tổ chức hoạt động vận tải hành khách đường bộ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 Quy định mới của Bộ GTVT áp dụng đối với hoạt động vận tải hành khách bằng đường bộ trên phạm vi toàn quốc, thí điểm từ ngày 13/10/2021 đến hết ngày 20/10/2021. Sau một thời gian thực hiện, Bộ GTVT sẽ đánh giá và điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế giai đoạn tiếp theo.
Quy định tạm thời này áp dụng đối với hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh bằng xe ô tô có bến đi hoặc bến đến nằm trong địa phương/khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao đi, đến địa phương/khu vực có nguy cơ tương đương hoặc có nguy cơ thấp hơn và ngược lại trên phạm vi toàn quốc.
Đối với các địa phương/khu vực nguy cơ và bình thường mới thì tổ chức hoạt động vận tải bình thường.
Hành khách khi đi từ địa phương/khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao đến địa phương/khu vực có nguy cơ tương đương hoặc thấp hơn phải tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 (thẻ xanh trên sổ Sức khoẻ điện tử/PC-Covid hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19).
Đồng thời, hành khách phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên xe ô tô. Bên cạnh đó tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế (không tham gia chuyến đi khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng".
Trường hợp hành khách chưa đủ điều kiện tiêm chủng vắc xin theo quy định của Bộ Y tế khi đi cùng người thân trên chuyến xe phải đáp ứng các quy định nêu trên.
Trường hợp hành khách đi từ địa phương/khu vực có nguy cơ và bình thường mới đến địa phương/khu vực có nguy cơ cao hơn ngoài việc phải tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế thì phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên xe ô tô và thực hiện các biện pháp về phòng, chống dịch của Bộ Y tế và từng địa phương nơi đến.
Ngoài ra, hành khách phải kê khai thông tin vào danh sách hành khách đi xe theo hướng dẫn của lái xe hoặc nhân viên phục vụ trên xe. Khi ở trên phương tiện hành khách phải đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc.
Khi kết thúc chuyến đi, hành khách phải tự theo dõi sức khoẻ hoặc thực hiện cách ly tại nơi cư trú, lưu trú theo quy định của Bộ Y tế và cụ thể của từng địa phương về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 kể từ ngày về địa phương; tuân thủ “Thông điệp 5K”. Trường hợp có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác thông báo ngay cho cơ quan y tế để theo dõi và triển khai quy trình xử lý dịch bệnh theo quy định.
Đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, Bộ GTVT yêu cầu phải tiêm đủ liều vắc xin (thẻ xanh trên sổ Sức khoẻ điện tử/PC-COVID hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp) hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19). Có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên xe ô tô.
Doanh nghiệp được hoạt động 30% số chuyến trong 7 ngày
Trong thời gian thí điểm, doanh nghiệp vận tải thực hiện tối thiểu 5% và tối đa không vượt quá 30% số chuyến trong 7 ngày của đơn vị theo lưu lượng đã được Sở GTVT công bố (số chuyến/tháng) và có giãn cách chỗ trên phương tiện (không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm). Đối với các địa phương nguy cơ thấp và bình thường đến địa phương/khu vực có nguy cơ tương đương thì tổ chức hoạt động vận tải bình thường.
Đối với các địa phương nguy cơ thấp và bình thường đến địa phương/khu vực có nguy cơ tương đương thì tổ chức hoạt động vận tải bình thường.
Bộ GTVT đề nghị các địa phương nơi hành khách cư trú, lưu trú quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát những người về địa phương theo quy định của Bộ Y tế và quy định cụ thể của từng địa phương, đảm bảo an toàn, không để lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng.
Đồng thời, tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ hai kể từ khi về nơi cư trú, lưu trú đối với hành khách về từ vùng dịch (được công bố tại trang thông tin điện tử Bộ Y tế). Trường hợp phát hiện hành khách có các triệu chứng như sốt, ho, khó thở...hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính thì triển khai quy trình xử lý dịch bệnh theo quy định.
Các bến xe, trạm dừng nghỉ xây dựng và triển khai phương án, kế hoạch đón, trả hành khách bảo đảm an toàn, an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
Bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR và bố trí vị trí để lực lượng chức năng tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 kháng nguyên nhanh; bố trí phòng hoặc khu vực cách ly tạm thời đảm bảo thông thoáng. Bên canh đó có khu vực bán vé, phòng chờ (đối với bến xe), nơi hành khách lên, xuống phương tiện bảo đảm giãn cách và các yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế.
Đối với doanh nghiệp, Bộ GTVT yêu cầu xây dựng và triển khai phương án tổ chức vận tải hành khách bảo đảm tuân thủ quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải và quy định về phòng, chống dịch Covid-19; công bố công khai các yêu cầu vận chuyển đối với hành khách.
Theo Báo Giao Thông
Từ hôm nay (ngày 8/6/2023), các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ôtô có thể xin cấp phép thực hiện dịch vụ kiểm định xe cơ giới, theo Nghị định 30/2023.
Cục Đăng kiểm Việt Nam ra mắt tính năng đăng ký tài khoản doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các công ty vận tải, nhà xe. Việc này được cho là tiết kiệm thời gian và chi phí của người dân và doanh nghiệp.
Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam và Doanh nghiệp Dịch vụ Logistic Việt Nam vừa kiến nghị với thủ tướng có làn kiểm định riêng với xe dưới 9 chỗ không kinh doanh vận tải thuộc diện được giãn chu kỳ đăng kiểm.
Dự kiến mức phí sử dụng đường bộ cho xe kinh doanh vận tải hàng hóa sẽ được giảm từ 10 đến 30% nếu được Chính phủ thông qua.
Dưới sức ép từ giá xăng dầu tăng cao trong thời gian gần đây, nhiều chủ xe tải chở hàng đã đành phải thanh lý xe để giảm gánh nặng nợ nần, trả lãi khi càng chạy càng lỗ.