Khi gọi tới xe cứu hộ tức là chiếc xe của bạn hiện đang gặp phải những sự cố mang tính nghiêm trọng, dễ khiến người chủ mất bình tĩnh để tra báo tình hình tốn thời gian tiền bạn để giải quyết. Một chút để ý sẽ khiến dễ dàng hơn.

Xem bảo hiểm

Việc này bắt buộc phải làm ngay, bởi chi phí kéo xe không hề rẻ nhất là ở những vị trí xa trung tâm. Thông thường bảo hiểm vật chất sẽ có điều khoản về kéo xe. Thế nên cần xem xét gọi lên bảo hiểm để họ điều xe, thực hiện các trách nghiệm có trong hợp đồng.

Trình bày với cứu hộ

lam-gi-khi-xe-khong-chay-duoc-goi-cuu-ho-nhu-the-nao-cho-nhanh-chong

Dù có hay không bảo hiểm về việc kéo xe, ngay khi liên hệ được cần chủ động thông tin đến họ những việc cơ bản như: hãng xe, đời xe, tên xe,… Nếu đó là xe thuê bạn có thể xem thông tin trong cavet, hợp đồng hay phía đuôi xe, trình bày những nhận diện ngay đó cho bên cứu hộ để họ chủ động hơn.

Nói rõ sự cố

Ngoài trừ nổ vỏ xe thì không có gì là tự nhiên mà xe không chạy được, bên cứu hộ sẽ hỏi xe bị tình trạng gì thì hãy miêu tả những gì có thể thấy, ngửi được ví dụ như xe bốc khói, động cơ có mùi khét, dây cua-ro đứt,… hay những ký hiệu nổi lên trên bảng taplô, khói ống xả,… càng chi tiết, ngắn gọn càng tốt.

Với những ai gặp khó khăn trong việc trình bày giao tiếp thì hãy đề nghĩ nhắn tin bằng những ứng dụng di động như facebook, zalo, viber, imess hầu như ngày nay ai cũng đều sử dụng những công cụ này. Nhờ những ứng dụng này có thể chụp hình, quay phim sự cố rõ ràng hơn.

Lựa  chọn kéo hay chở

Có những chiếc xe có nhiều phiên bản dẫn động như AWD, RWD, FWD cũng phải có những kiểu cứu hộ khác nhau. Thông thường xe thông dụng ở Việt Nam đa phần là xe cầu trước nên thường cứu hộ sẽ lựa chọn kéo bởi đơn giản tiện dụng.

Tuy nhiên với những xe có thêm phiên bản 2 cầu như Mazda CX-5, Mitsubishi Outlander, Pajero Sport, Fortuner, Everest,… thì phương án kéo hoàn toàn bất hợp lý bởi khi kéo xe không nổ máy, dầu bôi trơn không đủ áp suất cung cấp dễ gây hư hỏng cho bộ truyền động thì lúc này buộc phải cho lên xe thớt hoặc sử dụng con lăn để hỗ trợ khi kéo xe.

lam-gi-khi-xe-khong-chay-duoc-goi-cuu-ho-nhu-the-nao-cho-nhanh-chong

Yêu cầu xe cứu hộ có xe chuyên dụng hoặc con lăn hỗ trợ hoặc từ chối nếu họ không có các công cụ chuyên dùng nhất là xe cần kéo là xe sang, xe cầu sau bởi các hư hỏng này cứu hộ sẽ không chịu trách nhiệm và chi phí sửa chữa rất tốn kém. Cũng nên nói rõ xe bạn là xe sử dụng hệ truyền động nào tránh việc mất thời gian chờ lấy công cụ hay đổi xe cứu hộ đồng thời tránh mất thêm chi phí phát sinh.

Yêu cầu báo giá chi phí

 Sau khi thỏa thuận được loại xe cần kéo, cần phải hỏi trước chi phí sửa chữa, kéo xe, nếu nổ lốp thì yêu cầu báo giá ngay. Bởi các chi phí sửa chữa lưu động này thường cao hơn so với thông thường và khi rơi vào tình cảnh trên không ít chủ xe mắc phải tâm lý sửa cho xong mà quên hỏi giá cho tới khi tá hỏa nhận được hóa đơn yêu cầu thanh toán. Ngay cả xe có bảo hiểm cũng cần phải báo giá, yêu cầu có hóa đơn sau khi hoàn tất để bên bồi thường có chứng cứ bồi hoàn cho xe.

Đừng tự sửa chữa

Trong khoảng thời gian chờ xe cứu hộ, nếu đã không biết về xe thì đừng tự ý sửa chữa dựa trên các hướng dẫn của google bởi các nguyên nhân trên mạng thường chỉ là phỏng đoán phổ thông khó mà chính xác và phù hợp với sự cố đang gặp phải và những kiến thức đó chỉ dành cho những ai đã có kinh nghiệm từ trước.

Việc cần làm là lập kế hoạch tiếp theo cho hành trình dang dở, liên hệ làm việc với bảo hiểm nếu có, tắt các hệ thống điện, động cơ trên xe càng sớm càng tốt. Nếu đang trên đường cao tốc thì yêu cầu người đi cùng ra khỏi xe đứng sát hành lang và phát tín hiệu cảnh báo như đèn hazzard, biển phản quang, đèn pin nháy cách xe ít nhất 100m theo quy định.

Tự học sữa chữa cơ bản

Đôi khi, chỉ vì cục cầu chì mấy chục ngàn, có lốp dự phòng mà không thay được hay đơn giản chỉ là châm thêm nước vào két nước là xe có thể hoạt động bình thường nhưng lại mất tới vài triệu khi gọi cứu hộ.

lam-gi-khi-xe-khong-chay-duoc-goi-cuu-ho-nhu-the-nao-cho-nhanh-chong

Cơ bản nhất có thể học cách thay bánh dự phòng, việc này cực kì dễ dàng, chỉ cần xem trên mạng và có thể thực hiện ngay tại nhà chứ không cần phải chờ đến sự cố. Tiếp đến là cách đọc sơ đồ cầu chì, thay cầu chì.

Thông thường vị trí hộp cầu chì tổng sẽ nằm ở vị trí cao nhất trong khoang máy cùng với lọc gió, cầu chì phụ sẽ nằm ở hốc trái dưới tay lái hoặc có thể xem trong sách hướng dẫn. Cũng trong sách hay nắp hộp cầu chù này sẽ có vị trí cầu chì cho từng chức năng, dựa vào đèn cảnh báo trên taplo, tra vị trí và kiểm tra cầu chí đó nếu bị đứt bạn chỉ cần thay cầu chì kèm theo là có thể nổ máy.

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Gửi thông tin

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến MXH ô tô - xe máy và golf tại Việt Nam xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.