1. Lên lộ trình trước khi khởi hành
Đầu tiên, để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng nhưu hàng hóa thì tài xế cần phải lên một lộ trình chi tiết quãng đường đi. Việc này dựa vào kinh nghiệm đã từng đi qua hoặc từ bạn bè để biết con đường nào xấu, ghồ ghê, địa hình phức tạp có thể ảnh hưởng đến hàng hóa trên xe. Kinh nghiệm đưa ra đó là các tài xế nên chọn một cung đường êm ái nhất có thể, tránh gió to, mặt đường gồ ghề và các khúc cua gấp.
Ngoài ra, nên cân nhắc để tránh những con đường thường xuyên bị kẹt xe để giảm bớt thời gian di chuyển. Cần tính toán kỹ thời gian dừng nghỉ ngơi ăn uống, đổ xăng hay địa điểm qua đêm hợp lý để đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí hơn.
2. Kiểm tra kỹ thuật và giới hạn tải trọng
Theo các chuyên gia tư vấn thì trước khi khởi hành cần kiểm tra tổng thể chiếc xe. Cần phải kiểm tra chi tiết kỹ thuật của xe có đảm bảo an toàn cho chuyến hành trình dài hay không. Nên chú ý những bộ phận như động cơ, hệ thống phanh, đèn, lốp xe… Nếu có sự cố phải ngay lập tức xử lý bằng cách thay mới hay mang đến hãng sửa chữa. Điều này nhìn đơn giản nhưng thực ra nó là lá bùa hộ mệnh của bạn.
Bên cạnh đó, tài xế cũng nên kiểm tra khối lượng mà chiếc xe bán tải của mình có thể chở được bao nhiêu. Điều này rất quan trọng khi chở những đồ vật quá khổ và cồng kềnh. Cần đảm bảo rằng khối lượng hàng hóa đang chở không vượt quá giới hạn tải trọng cho phép của xe. Chứ cảnh sát giao thông vô tình kiểm tra thì bạn chỉ có việc ký vào biên bản và đón một cái Tết không mấy vui vẻ.
3. Sắp xếp hàng hóa một cách hợp lý
Nếu bạn có dự định trang trí cho căn nhà của mình một cây mai, đào hay chở những vật nặng cồng kềnh thì cần phải ưu tiên đạt chúng ở trọng tâm của xe bán tải. Điều này không chỉ bảo vệ tốt hơn những loại cây dễ hư hỏng mà còn có tác dụng phân bổ trọng lượng đồng đều trên xe, giúp xe giữ cân bằng tốt trên đường. Trục sau xe nếu gánh khối lượng hàng hóa quá lớn có thể gây khó khăn khi đánh lái và tiềm ẩn gây hại cho hệ thống lái và hệ thống treo.
Bên cạnh đó, tài xế cũng nên sắp xếp các vật có kích thước lớn ở các cạnh thùng xe. Làm sao cho bề mặt của chúng tiếp xúc với sàn thùng xe nhiều nhất có thể. Nếu chở đồ nội thất có kích thước lớn nhưng không quá nặng như bàn ghế, gương, hãy nhớ để bề mặt của các vật này tiếp xúc với mặt sàn thùng xe nhiều nhất có thể và cẩn thận bọc lót những phần dễ vỡ.
Cuối cùng là xếp thùng hàng và các đồ vật nhỏ hơn ở giữa những đồ vật lớn sau khi đã gia cố bằng dây buộc. Diều này giúp bạn có thể tận dụng tối đa không gian chứa hàng của chiếc xe bán tải đồng thời có tác dụng phân bổ trọng lượng đồng đều, giúp bảo vệ hàng hóa.
4. Cố định hàng hóa với thùng xe
Sau khi đã sắp xếp hàng hóa một cách cẩn thận thì tài xế nên cố định lại lần cuối bằng lưới chắn hay bạt phủ hàng hóa. Đặc biệt, nên sử dụng dây đai an toàn để buộc chặt hàng hóa cồng kềnh với thùng xe. Kinh nghiệm là hãy buộc chặt ở 2 cạnh hoặc cột theo hình chữ X để đảm bảo hàng hóa luôn được an toàn.
Điều này là vô cùng cần thiết, tránh những trường hợp đồ vật bị rơi ra khi đang lưu thông, gây nguy hiểm cho người điều khiển phía sau. Hoặc trong trường hợp phải di chuyển qua những con đường có địa hình phức tạp, nhiều ổ voi, ổ gà, xốc nảy có thể khiến hàng hóa bị rơi ra.
5. Lái xe an toàn
Bên cạnh các bước chuẩn bị trước khi chở hàng hóa về quê ăn Tết bằng xe bán tải thì kinh nghiệm điều khiển chiếc xe là điều mà tài xế cần lưu ý. Đặc biệt là trong dịp cuối năm, tình hình giao thông tồn tại nhiều rủi ro nguy hiểm.
Đặc biệt, với khối lượng hàng hóa lớn đang chở có thể khiến việc đánh lái ở các khúc cua trở nên khó khăn hơn hoặc phanh sẽ không ăn nhanh và hiệu quả như khi lái xe không tải. Nên tài xế cần phải bình tĩnh, không nên nóng vội và cẩn trọng khi đi qua các khúc cua.
Bên cạnh đó, khi lái xe trên mặt đường nghiêng hoặc các con dốc đứng, trơn trượt nên sử dụng số thấp. Điều này cho phép động cơ phanh kịp thời trước khi đến đoạn cua, giúp kiểm soát tốc độ và phanh tốt hơn. Đồng thời, nên chú ý các biển báo, hướng dẫn để tránh rơi vào những trường hợp khó xử hay vi phạm giao thông.
Trên đây là 5 kinh nghiệm khi lái xe bán tải chở hàng hóa về quê ăn Tết. Tài xế nên cân nhắc áp dụng để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như xế cưng của mình để đón một mùa xuân Kỷ Hợi đầy may mắn và an toàn.
Nếu không phải bắt buộc ra ngoài, bạn không nên lái xe ra đường. Tuy nhiên, do nhiều lí do mà bạn phải tham gia giao thông thì bạn cần chú ý những điều sau khi lái xe trong điều kiện mưa bão.
Vào mùa mưa, việc hạn chế ra đường bằng xe 2 bánh được xem là ưu tiên. Tuy nhiên, do nhu cầu cuộc sống hằng ngày, cũng như quá trình lao động, đòi hỏi mọi người phải đội mưa để chạy xe ngoài đường.
Đến mùa mưa, bạn cần phải hiểu rõ hơn và điều kiện đường, hiểu hơn về chiếc xe của mình cũng như những người xung quanh để có thể di chuyển an toàn, văn minh và tránh các rủi ro cho chính bản thân.
Để tránh bị tắc đường khi từ quê lên trở lại thành phố, các chủ xe cần bỏ túi cho mình những kinh nghiệm dưới đây.
Dù có đọc nhiều lý thuyết về cách cầm lái, tuy nhiên có những kỹ năng mà chỉ khi trải qua thực tế thì mới tạo nên những kinh nghiệm lái xe trong thời gian dài.