Ngày nay công nghệ an toàn cho ô tô phát triển giúp hạn chế tối đa các thiệt hại về người, nhưng cũng có những tính năng thụ động chỉ kích hoạt khi có tai nạn.

Công nghệ an toàn dần đã được nâng cấp theo thời gian, thậm chí đã có những công nghệ hỗ trợ chủ động dần đã có mặt trên những mẫu xe phổ thông giá rẻ và được nhà sản xuất chọn làm tiêu chí để cạnh tranh với các đối thủ.

Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại đã có những trang bị an toàn từ rất lâu nhưng vẫn được sử dụng cho tới ngày nay. Đa phần là những tính năng thụ động chỉ phát huy hay kích hoạt khi chiếc xe gặp tai nạn để bảo vệ tối đa cho người lái.

Dây an toàn

khi-tai-nan-se-co-nhung-tinh-nang-an-toan-nay-duoc-kich-hoat

Đây được xem là tính năng an toàn cơ bản nhất và có từ rất lâu đời đồng thời là trang bị tiêu chuẩn và bắt buộc trên mỗi chiếc xe được xuất xưởng. Thời điểm trước dây an toàn chỉ có thể khóa cứng nhằm giữ nguyên cơ thể không bị văng về phía trước để cố định người lái.

Ngày nay hệ thống dây an toàn được cải tiến giúp người ngồi có thể thoải mái hơn và chỉ siết chặt khóa cứng khi có va chạm. Các dòng xe thông thường sẽ là dây an toàn 3 điểm, nhiều loại xe thể thao cao cấp sẽ là 4 điểm hay những mẫu xe sang sẽ tích hợp thêm cả túi khí.

Túi khí

Kế đến là hệ thống túi khí nó sẽ giúp người lái hạn chế được những tổn thương, tránh các va đập khi xảy ra tai nạn. Đây cũng là một trong những trang bị an toàn quan trọng nhất và bắt buộc phải có trên hầu hết các loại xe ô tô hiện nay.

khi-tai-nan-se-co-nhung-tinh-nang-an-toan-nay-duoc-kich-hoat

Một số nhà sản xuất còn đưa vào khuyến cao túi khí chỉ thật sự hoạt động khi thắt dây an toàn, điều này cũng tạo ra không ít tranh cãi bởi hầu hết các hãng đã mặc định 2 tính năng này hoạt động. Tùy theo giá thành và phân cấp sản phẩm mà sẽ có số lượng túi khí khác nhau từ 2 túi khí ở hàng trước cho đến hệ thống túi khí bao bọc dày đặc quanh xe,

Hệ thống khóa cửa tự động

Những dòng xe hiện đại ngày nay đều được trang bị tính năng tự động khóa cửa khi đạt tốc độ nhất định, nhưng ít ai biết rằng khi xảy ra va chạm thì hệ thống khóa của này sẽ tự động mở khóa để giúp cho việc công tác cứu hộ hay người ngồi trong xe có thể thoát ra ngoài nhanh chóng.

Ngoài ra dù công nghệ ngày nay phát triển, người dùng có thể mở cửa bằng nút bấm hay cử chỉ nhưng vẫn luôn có lẫy cơ học nhằm giúp hành khách có thể thoát khỏi xe trong trường hợp hệ thống điện không còn hoạt động.

Đèn hazard kích hoạt

Thông thường loại đèn này sẽ do người dùng chủ động sử dụng, tuy nhiên một số dòng xe sẽ tự động kích hoạt đèn cảnh báo nguy hiểm - hazard nhằm giúp cho các phương tiện lưu thông trên đường có thể nhận biết được sự nguy hiểm đang xảy ra phía trước.

Nhưng hiện nay không ít lái xe ở Việt Nam lại hiểu nhầm đây loại đèn này là loại đèn ưu tiên, sử dụng một các tùy tiện khi qua các ngã 3, ngã 4, vòng xoay khiến các xe khác không rõ mục đích hay hướng di chuyển, rất dễ dẫn đến các va chạm.

Sụp cột lái/ gập trục lái

Đây là được xem là tính năng thụ động và dường như không có trong công bố của nhà sản xuất. Theo đó khi xảy ra va chạm liên tiếp, theo quán tính cơ thể sẽ văng về phía trước dễ khiến phần ngực tác động vào vô-lăng dẫn tới thương tích.

khi-tai-nan-se-co-nhung-tinh-nang-an-toan-nay-duoc-kich-hoat

Nhờ đó mà cột lái hoặc trục lái sẽ được có một số đoạn làm bằng ống lồng để khi xảy ra va chạm, hệ thống lái, bánh bị ép, đoạn ống lồng này bị nén lại, hấp thụ lực, giúp vô-lăng không bị đẩy vào ngực tài xế, hạn chế các tổn thương có thể xảy ra.

Ghế tự động thích ứng

Cũng là một tính năng mới mẻ trong thời gian gần đây, thường được trang bị trên các mẫu xe cao cấp. Theo đó đây là hệ thống tự động dựng thẳng lưng ghế đến vị trí tối ưu một cách nhanh nhất trong trường hợp xảy ra va chạm, kết hợp với dây an toàn giúp cố định cơ thể hạn chế việc bị văng về phía trước.

Khung thép hấp thụ xung lực

Khi vận hành ở tốc độ cao và xảy ra va chạm thì lực quán tính rất lớn, dây an toàn và túi khí vẫn khó có thể đảm bảo sự an toàn cho người ngồi bởi các nguyên tắc vậy lý. Do vậy khung thép hấp thụ xung lực có vai trò rất quan trọng khi giúp phân tán xung lực để bảo toàn sự an toàn cho người lái.

khi-tai-nan-se-co-nhung-tinh-nang-an-toan-nay-duoc-kich-hoat

Do đó nhà sản xuất sẽ thiết kế một vùng hấp thụ xung lực là một kết cấu khung thép nằm ở  phần đầu và đuôi xe, chúng được làm “mềm” hơn những vùng khác để bị bóp méo, uốn cong, “co rụm” và “chuyển hướng” lực tác động tránh xa khoang lái khi xe gặp tai nạn. Cụ thể, vật liệu của vùng này được làm từ thép cứng, trong khi một số phần của khung cửa làm từ thép rất cứng với độ dày cao, đặc biệt phần khung cabin có trách nhiệm bảo vệ người lái nên phải được làm từ thép siêu cứng để chống bị biến dạng.

Tùy theo giá tiền và phân cấp sản phẩm nhà sản xuất sẽ tối ưu chi phí để thiết kế vùng hấp thụ xung lực này. Do đó những mẫu xe hạng sang, cao cấp thường có vùng hấp thụ xung lực tốt hơn so với xe phổ thông, ít khi biến dạng hoàn toàn nếu so cùng một vụ va chạm.

khi-tai-nan-se-co-nhung-tinh-nang-an-toan-nay-duoc-kich-hoat

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn ở mức cao nhất khi lái xe, người dùng cần phải tuân thủ các quy định về lái xe đồng thời phải thực hiện các nguyên tắc an toàn khi bước lên xe, không sử dụng các biện pháp đối phó để qua mặc hệ thống cảnh báo an toàn của xe.

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.