Mua xe mới chưa chắc yên tâm
Đầu tháng 4, anh Lê Hùng, phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội mua chiếc Honda SH 150i tại một cửa hàng trên phố Huế với giá gần 7.000 USD, sau 1 tháng xe chạy được 600km thì xuất hiện hàng loạt triệu chứng khác thường như: máy sôi, gằn và nóng bất thường, nếu chạy lâu côn còn bị bó cứng do máy quá nóng... Anh Hùng mang xe tới cửa hàng bán xe trên phố Huế thì nhận được thái độ bất hợp tác của cả chủ cửa hàng và nhân viên bán hàng.
Chủ cửa hàng cho biết: "Chúng tôi bán xe mới, tiền trao cháo múc, bây giờ không còn trách nhiệm bởi không biết xe mang về đã đi sửa ở đâu. Chủ cửa hàng đưa ra phương án giải quyết là lỗi ở bộ phận nào thì thay thế, sửa chữa bộ phận đó, tất cả chi phí thay mới phụ tùng và tiền công sửa chữa chủ xe phải chi trả...".
Quá bức xúc, nhưng không làm được gì bởi khi mua xe anh Hùng không nhận được một giấy tờ nào, chỉ duy nhất là hóa đơn bán hàng, giấy tờ hải quan và giấy đăng kiểm. 1 tuần sau, anh Hùng đành mang xe tới cửa hàng quen và được biết, hiện tượng nóng máy, máy ì, giật cục, bó côn... là do hệ thống làm mát trên xe không hoạt động, do khi bày bán tại cửa hàng thì xe đã bị chuột cắn đứt nhiều dây dẫn, đường ống trong hệ thống làm mát phía gầm xe. "Tổng thiệt hại" chi cho việc sửa chữa ngoài mong đợi này là hơn 4 triệu đồng.
Giá bán một số loại phụ tùng "nhái" của xe Honda SH, PS: bộ nồi sau hơn: 1,1 triệu đồng/bộ, mâm điện: 500.000 đồng, IC: 200 - 400.000 đồng, bộ đèn xinhan: 50.000 đồng, bộ áo (bửng, cốp hông, ốp trước bằng nhựa) 600.000 đồng/bộ.
Tương tự, anh Quản Trọng Anh, trú tại phường Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội vẫn còn bức xúc khi nhắc đến chiếc xe Liberty125. Anh Trọng Anh cho biết, vì thích kiểu dáng của xe Piaggio Liberty nhập khẩu nên đã bỏ ra gần 90 triệu đồng mua xe tại một cửa hàng trên phố Phủ Doãn. Tháng đầu, xe không có biểu hiện bất thường, nhưng từ tháng thứ 2, lúc này xe đi được gần 2.000km thì bắt đầu có biểu hiện máy ì và gằn, xe "ăn" xăng hơn trước, tiếng hú phía bưởng côn phát ra rất to, càng đi nhanh càng kêu to.
Ngay hôm sau, anh mang xe ra cửa hàng để hỏi thì chủ cửa hàng "phủi tay", họ cho rằng chỉ có kinh doanh xe chứ không có chế độ bảo dưỡng nào từ hãng, và nói rằng cửa hàng chỉ nhập xe về và bán chứ không có nghĩa vụ bảo hành cho khách... Anh đành "ngậm ngùi rút tiền túi" để trả cho các phụ tùng đã thay thế là hơn 3 triệu đồng. Chính vì lợi nhuận cao nên không ít xe tay ga nhập khẩu nguyên chiếc trị giá hàng trăm triệu đồng đã bị thợ "luộc" đồ trước khi bán cho người tiêu dùng, các đồ dễ "ăn" nhất trên xe ga là: ắc quy, IC, bộ sạc, bộ nồi, mâm lửa... thay vào đó là những phụ tùng trôi nổi của Trung Quốc có giá rẻ và tuổi thọ thấp hơn nhiều.
Phụ tùng "nhái" - loại gì cũng có
Bất kỳ bạn đang đi xe gì, đời nào mà phụ tùng không còn sản xuất, chỉ cần dạo một vòng qua chợ Trời (Phố Huế) là có đủ, thậm chí những mẫu xe như Honda SH 2011 khi xe chưa về đến thị trường thì phụ tùng đã về đến chợ Trời, hoặc những mẫu phụ tùng "siêu nhái" đáp ứng nhu cầu khách hàng, giá bán chỉ bằng 1/3 hàng chính hãng.
Anh Nguyễn Mạnh Hùng, Quản lý HEAD Honda trên phố Tam Trinh, Hà Nội cho biết: "Khách hàng không am hiểu về xe rất khó phát hiện ra xe đã bị tráo đồ, sơn lại, làm mới các phụ tùng, hơn nữa hầu hết phụ tùng bị tráo đều nằm bên trong vỏ xe, chỉ những khi hỏng hóc mới biết. Vì vậy, khi mua xe máy nhập khẩu cần đề nghị cửa hàng cho xem kỹ các thiết bị điện. Ví dụ: ắc quy, bộ IC, bộ sạc, lốp... Thông thường những phụ tùng thay thế chỉ giúp máy xe hoạt động tạm thời, sau một thời gian ngắn nó sẽ gây hỏng các linh kiện khác còn nặng hơn. Chính vì thế, máy, côn, hơi, chế hòa khí... sẽ lão hóa nhanh hơn mà người sử dụng không hay biết.
Ông Đỗ Hữu Đức, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, thời gian qua, Cục Đăng kiểm cũng đã nhận được một số phản ánh của người tiêu dùng về tình trạng mua xe ga nhập khẩu mới bị tráo đồ Trung Quốc, đồ không rõ nguồn gốc xuất xứ gây nên tình trạng chết máy khi đang lưu thông. Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng thì việc ban hành các quy định nhằm ràng buộc, siết chặt các doanh nghiệp kinh doanh, nhập khẩu xe máy giống như đã làm với doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu ôtô. Trong khi chưa có quy định cụ thể, ông Đức khuyến cáo khách hàng khi mua xe hãy kiểm tra thật kỹ các linh kiện, phụ tùng trên xe, đặc biệt là các phụ tùng như: ắc quy, IC... như báo nêu. Trong trường hợp phát hiện ra phụ tùng "nhái", khách hàng có thể gửi thẳng phụ tùng đó về Cục Đăng kiểm để được kiểm tra rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Theo đó, nhiều mẫu xe Toyota tại Việt Nam được phân phối dưới dạng nhập khẩu chính hãng sẽ có sự điều chỉnh về giá bán theo chiều hướng tăng.
Đây có thể xem là các bước đi trong việc thay đổi về cấu trúc hoạt động của hãng tại thị trường Việt Nam, dù trước đó được gia hạn thuê đất thêm 5 năm.
Việt Nam đã chi khoảng 2,94 tỷ USD để nhập khẩu 142.800 ô tô nguyên chiếc trong 10 tháng đầu năm, con số này tăng 37,5% về số lượng và tăng 19,1% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Giá cổ phiếu của các hãng sản xuất ô tô quốc tế từ Trung Quốc và Đức đã giảm mạnh vào thứ Tư vừa qua do lo ngại rằng Hoa Kỳ có thể tăng thuế nhập khẩu ô tô dưới thời Tổng thống tái đắc cử Donald Trump.
Ngoài việc tăng thuế các mặt hàng châu Âu nhập vào Trung Quốc, Bộ Thương mại nước này đã phát đi yêu cầu các hãng xe điện nước này tạm ngừng các kế hoạch đầu tư vào các thị trường châu Âu.