Ghi nhận thị trường cho thấy, ngoài những dòng ô tô “lỗi mốt” hoặc chuẩn bị ra mắt mẫu mới thay thế rục rịch giảm giá để “bán tháo”, hầu hết những dòng hút khách đều giữ giá hoặc tăng đáng kể.
Theo đó, hãng ô tô Nissan vừa tăng giá bán 10-23 triệu đồng đối với 2 dòng xe lắp X-Trail và Sunny tại Việt Nam. Ở phân khúc bán tải, Nissan Navara hưởng thuế nhập khẩu 0% đã có mặt tại các đại lý nhưng giá bán không thay đổi, vẫn dao động từ 625 - 815 triệu đồng.
Trước đó, hãng Honda đã tăng 10 triệu đồng cho cả 3 phiên bản Honda CR-V đang bán trên thị trường với mức giá mới lần lượt là 973 triệu đồng, 1,013 tỷ đồng và 1,083 tỷ đồng. Phía Honda Việt Nam không đưa ra lý do cụ thể.
Hiện Honda CR-V đang rơi vào tình trạng khan hàng, các đại lý cho biết phải đến tháng 10 mới có lô tiếp theo về để giao khách. Lượng xe còn lại rất ít, khách hàng muốn nhận xe sớm phải bỏ thêm 10-20 triệu đồng mua phụ kiện đối với bản thấp cấp và 50 triệu đồng đối với bản cao cấp.
Tương tự, Toyota cũng công bố giá mới cho 3 dòng xe nhập khẩu bán ra vào tháng 8 tại Việt Nam gồm Fortuner, Hilux và Hiace. Giá bán dao động 1,026 - 1,354 tỷ đồng. Mức giá này đang khiến người tiêu dùng thất vọng vì đã tăng so với trước đây dù hưởng thuế nhập khẩu 0%.
Dù vậy, hiện tại hầu hết đại lý Toyota không nhận đặt cọc bản cao cấp do số lượng hạn chế. Thậm chí, một số đại lý vẫn áp chính sách “kèm đồ chơi” đối với khách hàng muốn nhận xe sớm. Riêng xe màu trắng cộng thêm 8 triệu đồng, áp dụng trên toàn quốc. Riêng Toyota Hilux phiên bản 2018 có giá bán 695 - 878 triệu đồng, tăng 18-22 triệu đồng so với thế hệ cũ.
Nguyên nhân khiến các dòng xe nhập khẩu khan hiếm và tăng giá là do vướng Nghị định 116. Dự kiến, bước sang quý 3, các thương hiệu như Ford, Toyota và Mitsubishi hứa hẹn có xe nhập khẩu cung cấp cho thị trường.
Tuy nhiên, với số lượng không nhiều nên nguồn cung trên thị trường tiếp tục “cầu rượt cung”. Điều này khiến các chuyên gia dự báo cả năm 2018 sẽ chỉ có tổng cộng gần 200.000 xe nhập khẩu cập cảng.
Hiện các hãng vẫn đang đề xuất nới lỏng các quy định, đặc biệt là việc tăng thời gian hiệu lực của việc kiểm định kỹ thuật (có hiệu lực trong 6 tháng) cho từng kiểu loại xe, thay vì bắt buộc thực hiện cho từng lô xe nhập khẩu, ở từng cảng khác nhau; khiến chi phí kho bãi, bảo quản và bảo dưỡng rất lớn.
Theo Sài Gòn Giải phóng
Volkswagen Tiguan Allspace tiếp tục giảm mạnh gần 400 triệu đồng, nhờ đó mà giá bán thực tế của mẫu SUV 7 chỗ này được xem gần như chạm đáy kể từ khi mở bán tới nay.
Lần thứ 3 Chính phủ từ chối hỗ trợ với xe nhập khẩu đã buộc các doanh nghiệp phân phối tăng mức ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút, cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước.
Kể từ 1/7 các dòng xe lắp ráp trong nước sẽ được hỗ trợ giảm lệ phí trước bạ trong nước, tuy nhiên các dòng xe nhập khẩu không được hưởng ưu đãi này buộc phải tự giảm giá để đẩy đi lượng hàng còn tồn lại.
Theo các số liệu thống kê thì trong tháng 5, Indonesia đã vượt mặt Thái Lan khi là nước xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào thị trường Việt Nam.
Chính phủ vừa chấp thuận việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng lại từ chối đề xuất tương tự với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.