Xung quanh việc xe ô tô Ấn Độ nhập khẩu vào Việt Nam có mức giá rẻ "không tưởng", nhiều chuyên gia kinh tế, người kinh doanh, nhập khẩu xe hơi cho rằng, mức giá xe Ấn Độ rẻ là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nghi ngại về việc các DN khai gian giá trị xe do có "mối quan hệ đặc biệt" và chính sách cạnh tranh của nước này nhằm chiếm lĩnh thị trường, áp đặt giá lên các nước khác.
Trong tháng 1/2017 giá xe Ấn Độ vào Việt Nam rẻ "không đối thủ". Cụ thể, trong 1.000 xe Ấn Độ nhập về, giá trị nhập chỉ là 3,7 triệu USD (chỉ khoảng 84 triệu đồng/xe, chưa bao gồm thuế). Còn xe nhập từ Indonesia có 1.800 chiếc, giá trị nhập 35 triệu USD, giá xe trung bình khoảng 440 triệu đồng/chiếc (chưa bao gồm thuế).
Xe Ấn giá rẻ vì quy mô, sản lượng gấp đôi xe Thái
Như vậy, xe Ấn Độ tiếp tục là dòng xe rẻ nhất khi nhập về Việt Nam, rẻ hơn 5 lần so với giá xe trung bình của Indonesia - nước có xe nhập vào Việt Nam thuộc hàng rẻ nhất trong các nước ASEAN.
Theo lý giải của một số DN sản xuất và lắp ráp xe hơi tại Việt Nam, trong ngành sản xuất xe hơi, các hãng đều có chính sách thị trường, phân vùng, nước khác nhau để đưa ra: thiết bị, kiểu dáng, tính năng và giá khác nhau. Xe Ấn tăng tốc vào Việt Nam trong vòng 2 năm trở lại đây là bởi nhiều hãng như Hyundai, Honda, Ford đã có chủ trương đưa các dòng xe nhỏ, giá rẻ để cạnh tranh trực tiếp với giá bán của các loại xe ô tô trong khu vực ASEAN trước thời điểm thuế nhập nội khối cho mặt hang này về 0%.
Bên cạnh đó, lợi thế về quy mô, sản lượng cũng khiến xe Ấn Độ rẻ hơn các nước khác. Nếu so về công nghiệp ô tô, thì Ấn Độ cũng "không phải dạng vừa" bởi mức độ nội địa hóa các dòng ô tô thương mại dưới 9 chỗ ngồi của nước này không kém Thái Lan.
Theo một chuyên gia về xe hơi của VAMA, công nghiệp phụ trợ cho ô tô con của Ấn Độ được coi như là hoàn hảo. Sau thời gian dài được Chính phủ nước này bảo hộ, Ấn Độ không chỉ có ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp xe con lớn của thế giới mà còn sản sinh nhiều hãng xe nội đi đầu vào các tiêu chí: tiết kiệm nhiên liệu, giá rẻ và "xanh hoá".
Thống kê của Tổ chức quốc tế các nhà sản xuất ô tô thế giới (OICA) năm 2015 cho thấy, Trung Quốc, Mỹ là hai nước sản xuất và tiêu thụ xe ô tô lớn nhất thế giới, tiếp sau là Nhật, Đức, Hàn và Ấn Độ xếp vị trí thứ 6 trong các nước sản xuất ô tô lớn nhất thế giới.
Sản lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong năm 2015 trên toàn thế giới, phân theo quốc gia (nguồn OICA)
Hiện, hầu hết các hãng xe lớn trên thế giới đều có mặt tại Ấn Độ. Nếu so về sản lượng xe năm 2015, Ấn Độ đạt 4,1 triệu chiếc, trong khi Thái mới chỉ có khoảng 1,9 triệu chiếc, chưa bằng một nửa so với Ấn Độ. Hạ tầng công nghiệp hỗ trợ ô tô của Ấn Độ, dù báo giới Việt Nam không nhắc đến nhiều, nhưng nhiều chuyên gia khẳng định là hoàn chỉnh, thậm chí chỉ sau Trung Quốc ở châu Á.
Còn về nghiên cứu và phát triển (R&D), Ấn Độ gần đây cũng đang nổi lên với những trung tâm nghiên cứu chế tạo xe xanh (xe hybrid) giá rẻ hàng đầu thế giới, xe dùng vật liệu nano, xe truyền thống giá rẻ... xâm nhập khắp nơi trên thị trường các nước Trung Quốc, Bắc - Nam Phi hay ASEAN.
Việt Nam là thị trường xe Ấn giá rẻ, chất lượng thấp?
Đối với thị trường ASEAN, xe Ấn Độ đổ bộ chủ yếu là xe từ các thương hiệu châu Á như Hyundai, Toyota, Honda, Suzuki.. Các loại xe như Grand i10, Suzuki Ciaz, Honda City, Chevrolet Sail, Ford Aspire... Các dòng xe nội địa của Ấn như Mahindra, Tata... chủ yếu phục vụ thị trường trong nước, xuất khẩu sang các nước Châu Phi.
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực xe hơi, hiện Ấn Độ cũng đã chính thức áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 3 từ năm 2013 và đang hướng đến chuẩn Euro 4 cho các loại xe sử dụng trong nước. Điều này đòi hỏi các hãng sản xuất xe hơi thế hệ cũ (sử dụng công nghệ khí thải Euro 2) phải có chính sách xuất khẩu theo vùng, thị trường nếu muốn tồn tại. Chính vì vậy, đích đến của các dòng xe giá rẻ như Hyundai, Ford hay Honda tại Ấn Độ là các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam là nước vẫn ưa chuộng các loại xe có tiêu chuẩn khí thải thấp hơn, giá rẻ
Trên thực tế, ở các nước trong khu vực có thị trường tiêu thụ xe lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippines hay mới đây là Indonesia... họ đều đã áp dụng tiêu chuẩn xe có tiêu chuẩn khí thải cao của Euro 4 để bảo vệ môi trường, bắt các nhà sản xuất, nhập khẩu xe tuân thủ quy định.
Nhiều người kinh doanh ô tô cũng cho rằng, mức giá bán xe thấp "không tưởng của Ấn Độ" do nhà phân phối không tính các phí quảng cáo, marketing vào trong giá xe.
Theo ông Nguyễn Tuấn, Giám đốc của một DN kinh doanh xe cho hay: "Giá xe Ấn về Việt Nam thấp là do các DN tự khai báo giá xe, sau khi thông quan họ lại chịu truy thu. Mức khai giá thấp hơn xe so với thị trường khác vì có thể DN đó có mối quan hệ đặc biệt đối với bên bán là nhà phân phối chính thức".
Từ ngày 15/8/2023, biển số ô tô, xe máy sẽ được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe. Vì vậy, nhiều người băn khoăn không biết nếu đang sở hữu nhiều biển số thì sẽ như thế nào?
Làn sóng ô tô điện Trung Quốc bắt đầu tràn về Việt Nam với các mẫu xe cỡ nhỏ. Sau Wuling Hongguang Mini EV, một mẫu ô tô điện cỡ nhỏ khác cũng theo chân về Việt Nam nhưng không rõ nhãn hiệu.
Hơn 150 nghìn biển số ở 63 tỉnh, thành phố đã được cục CSGT phê duyệt, và được đăng tải công khai trên cổng thông tin đấu giá trực tuyến.
Sau loạt sản phẩm bị ngừng bán, chỉ còn 3 mẫu xe máy nhỏ đang được các đại lý Suzuki Việt Nam phân phối trên thị trường.
Hầu hết những mẫu xe góp mặt trong danh sách 10 ô tô bán chậm nhất Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 là các dòng xe của các thương hiệu ô tô Nhật Bản. Có hãng chỉ bán được 14 xe.