Báo cáo sơ bộ của Tổng cục Thống kê cho biết, ước tính chỉ có khoảng 2.200 ôtô nguyên chiếc (CBU) được nhập khẩu về nước trong tháng 5/2018, đạt giá trị kim ngạch 65 triệu USD.
Như vậy, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này vẫn tiếp tục giảm với tỷ lệ đáng kể so với hai tháng trước đó.
Theo thông tin từ một số hãng xe, nhiều hợp đồng nhập khẩu ôtô từ Thái Lan và Indonesia đang được gấp rút thực hiện nhằm cải thiện tình trạng nguồn cung trên thị trường.
Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, lượng ôtô CBU nhập khẩu trong tháng 4/2018 đạt 2.624 chiếc, tương ứng là mức giá trị kim ngạch 61 triệu USD. Con số này của tháng 3/2018 đạt lần lượt 3.676 chiếc và 85 triệu USD.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tương sụt giảm liên tiếp của kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU hai tháng gần đây vẫn là sự chậm trễ trong việc hoàn tất các hợp đồng nhập khẩu.
Thời điểm này, đa số các doanh nghiệp đều cho biết đã đáp ứng được các thủ tục cần thiết để đạt điều kiện nhập khẩu ôtô CBU theo quy định tại Nghị định 116 của Chính phủ và Thông tư 03 của Bộ Giao thông Vận tải.
Tuy nhiên, do thời điểm hoàn tất thủ tục, đặc biệt là Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ôtô (VTA), của nhiều doanh nghiệp diễn ra khá muộn nên các lô hàng nhập khẩu chưa thể nhanh chóng cập cảng.
Sau lô khoảng 2.000 xe của Honda được thông quan hồi tháng 3, trong cả hai tháng tiếp theo, mặc dù có thêm một số hãng xe khác tham gia, song số lượng các lô xe và quy mô của từng lô xe vẫn diễn ra nhỏ giọt. Vì vậy, kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU nói chung chưa thể hồi phục.
Cộng dồn cả giai đoạn 5 tháng đầu năm, tổng kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU ước đạt 8.954 chiếc và 244 triệu USD, giảm đến 79,3% về lượng và giảm 71,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo thông tin từ một số hãng xe, nhiều hợp đồng nhập khẩu ôtô từ Thái Lan và Indonesia đang được gấp rút thực hiện nhằm cải thiện tình trạng nguồn cung trên thị trường. Tuy nhiên, thời gian các lô xe có thể cập cảng vẫn chưa thể xác định. Nhiều khả năng số lượng các lô xe về nước sẽ bắt đầu tăng dần lên kể từ tháng 6/2018.
Hiện tại thị trường đang rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung trầm trọng. Số lượng người tiêu dùng đặt mua xe rất lớn trong khi nguồn cung chưa thể đáp ứng. Đối với một số mẫu xe bán chạy trên thị trường như Toyota Fortuner hay Honda CR-V, nhân viên bán hàng của các đại lý cho biết chỉ có thể chắc chắn giao xe cho người tiêu dùng ký hợp đồng tại thời điểm này sớm nhất vào đầu quý 4/2018.
Theo Vneconomy
Lần thứ 3 Chính phủ từ chối hỗ trợ với xe nhập khẩu đã buộc các doanh nghiệp phân phối tăng mức ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút, cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước.
Theo các số liệu thống kê thì trong tháng 5, Indonesia đã vượt mặt Thái Lan khi là nước xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào thị trường Việt Nam.
Chính phủ vừa chấp thuận việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng lại từ chối đề xuất tương tự với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.
Theo Tổng cục Thống kê, ôtô sản xuất lắp ráp tại Việt Nam và lượng xe nhập khẩu trong tháng 4.2023 đều có xu hướng sụt giảm. Phần lớn nguyên nhân đến đến từ việc ảnh hưởng kinh tế khiến sức mua giảm khiến nguy cơ tồn kho tăng cao.
Hơn 15.000 ô tô được nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 3, tăng gần 2.900 chiếc so với tháng trước, tương ứng trị giá đạt 355 triệu USD.