Báo cáo từ Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến hết tháng 6, tổng kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU ước đạt 49.000 chiếc và 1,184 tỷ USD, giảm 11,2% về lượng và giảm 21,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính riêng trong tháng 6/2016, lượng ôtô được nhập khẩu về nước ước đạt 8.000 chiếc, thụt lùi đáng kể (giảm 4.000 chiếc) so với tháng liền trước. Trong khi đó, mức giá trị kim ngạch vẫn duy trì ở mức khá cao, ước đạt 216 triệu USD.
Lưu ý là các con số ước tính tháng 6 chủ yếu được cơ quan thống kê quốc gia tính toán dựa trên con số thực thiện của giai đoạn nửa đầu tháng. Do vậy, con số thực tế sau khi đã có thống kê đầy đủ hoàn toàn có thể có sự khác biệt đáng kể, nhất là xét trên giá trị kim ngạch.
Giai đoạn tháng 5 và tháng 6 là quãng thời gian “sôi sục” của các loại ôtô nhập khẩu giá trị cao. Hiện tượng này xuất phát từ việc các doanh nghiệp và người tiêu dùng tranh thủ nhập khẩu các loại xe chở người dưới 10 chỗ ngồi trang bị động cơ dung tích xi-lanh từ trên 2.500 cm3 để tránh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt.
Con số thực hiện tháng 5/2016 cũng đã cho thấy khá rõ điều này. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, lượng ôtô CBU nhập khẩu về nước trong tháng 5 đạt 12.000 chiếc, tương ứng là mức giá trị kim ngạch 236 triệu USD.
Trên thực tế, ngay trong giai đoạn hai tuần cuối tháng 6, lượng ôtô động cơ lớn đã dồn dập cập cảng, đặc biệt là các loại siêu xe có giá trị vài trăm nghìn USD đến cả triệu USD mỗi chiếc. Vì vậy, không loại trừ khả năng giá trị kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU tháng 6 và giai đoạn 6 tháng đầu năm sẽ vượt khá xa so với ước tính.
Kể từ hôm nay (1/7), luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế bắt đầu chính thức có hiệu lực với các mức thuế suất tăng đối với xe có dung tích xi-lanh từ trên 2.500 cm3, đặc biệt là mức thuế suất mới “đỉnh” nhất ở mức 150% so với mức cao nhất trước đây chỉ là 60%.
Cộng với cách tính giá tính thuế mới cũng đã có hiệu lực từ đầu năm, các loại xe nhập khẩu sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Do đó, kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU giai đoạn nửa cuối năm được dự đoán có thể suy giảm đáng kể so với nửa đầu năm và cùng kỳ năm ngoái.
Kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc 4 tháng gần đây
|
Lượng (chiếc) |
Giá trị (USD) |
Tháng 3/2016 |
9.000 |
208.000.000 |
Tháng 4/2016 |
9.000 |
251.000.000 |
Tháng 5/2016 |
12.000 |
236.000.000 |
Tháng 6/2016 (ước tính) |
8.000 |
216.000.000 |
Năm 2016 (ước tính) |
49.000 |
1.184.000.000 |
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Lần thứ 3 Chính phủ từ chối hỗ trợ với xe nhập khẩu đã buộc các doanh nghiệp phân phối tăng mức ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút, cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước.
Theo các số liệu thống kê thì trong tháng 5, Indonesia đã vượt mặt Thái Lan khi là nước xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào thị trường Việt Nam.
Chính phủ vừa chấp thuận việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng lại từ chối đề xuất tương tự với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.
Theo Tổng cục Thống kê, ôtô sản xuất lắp ráp tại Việt Nam và lượng xe nhập khẩu trong tháng 4.2023 đều có xu hướng sụt giảm. Phần lớn nguyên nhân đến đến từ việc ảnh hưởng kinh tế khiến sức mua giảm khiến nguy cơ tồn kho tăng cao.
Hơn 15.000 ô tô được nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 3, tăng gần 2.900 chiếc so với tháng trước, tương ứng trị giá đạt 355 triệu USD.