TPHCM thất thoát tới 84% phí đỗ xe ô tô dưới lòng đường. Ảnh: M.Q
Sáng 5.12, kỳ họp lần thứ 12 HĐND TPHCM khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 tiếp tục diễn ra với phiên thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và hoạt động năm 2019.
Đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐB Quốc hội TPHCM, bày tỏ lo lắng về tình trạng thất thoát phí đỗ xe ôtô dướng lòng đường rất lớn mà báo chí từng nêu.
Từ đó ông đặt vấn đề, dù nghị quyết HĐND đã ban hành nhưng có cảm giác ngành chuyên môn còn luộm thuộm, mặc dù đã lùi thời gian thực hiện nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu.
“Con số thất thoát này, tôi đề nghị ngành giao thông vận tải thông tin rõ cho đại biểu được rõ. Con số thất thu 1 tỉ đồng không phải là nhỏ. Tình hình này không thể để kéo dài. Cần quan tâm để tránh thất thoát nguồn thu” - ông Khuê nói.
Được yêu cầu trả lời đại biểu, Giám đốc Sở GTVT TPHCM Bùi Xuân Cường cho hay đây là lần đầu tiên thành phố áp dụng việc thu phí ôtô tự động. Mục tiêu thu phí tập trung kiểm soát, giảm bớt nhu cầu lưu thông về khu vực trung tâm và có thêm nguồn để duy tu hệ thống công trình.
Hiện nay, tại 23 tuyến đường thí điểm đã lắp được 261 camrera giám sát. Tuy nhiên, việc giám sát việc người dân tự nguyện thanh toán còn khó khăn. Tỉ lệ số tiền thu thực tế so với số lượng giám sát qua camera mới chỉ đạt 16% (tức thất thoát 84%).
Nhân viên một cửa hàng sửa chữa và buôn bán phụ kiện ôtô trên đường An Dương Vương (Q.5) tràn ra chiếm khu vực đậu xe có thu phí để bắt khách.
Theo ông Cường, thời gian đầu thu phí tăng nhưng càng về sau việc thu phí càng giảm. "Vừa qua Sở GTVT kiến nghị UBND TP giao nhiệm vụ cho các quận-huyện trong việc chịu trách nhiệm điều hành việc thu phí” - ông Cường - nói.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Tố Trâm đặt câu hỏi cho Sở GTVT về xe buýt đường sông chưa hiệu quả, xe buýt công cộng thì trợ giá chậm, trạm chờ xe nhếch nhác, tài xế chưa đủ chuẩn.
Ông Bùi Xuân Cường đánh giá chất lượng dịch vụ và số lượng hành khách tăng đi xe buýt tăng trong vài năm gầy đây. Trong khi, tỉ lệ trợ giá xe buýt ngày càng giảm. Cụ thể, thời gian đầu tỉ lệ trợ giá cao đến 70% nhưng ba năm trở lại đây tỉ lệ trợ giá được kiểm soát còn khoảng 40%. Mức trợ giá này theo ông Cường là thấp nhất so một số tỉnh, thành lân cận.
Về chất lượng tài xế, ông Cường cho biết hiện có khoảng 5.000 lái xe và nhân viên phục vụ trong hệ thống xe buýt. Tất cả được điều khiến bởi trung tâm điều hành, với 4.000 camera giám sát. Qua kiểm tra từ hệ thống điều hành, số trường hợp vi phạm, sai phạm đã giảm gần 30% so với năm trước.
Trong năm 2019, ông Bùi Xuân Cường cho biết Sở GTVT sẽ có nhiều thay đổi, đưa ra nhiều giải pháp, sắp xếp lại các tuyến xe để điều hành việc trợ giá xe buýt ngày càng hiệu quả hơn.
Theo Laodong
Với mức giảm còn tốt hơn cả ưu đãi phí trước bạ từ Chính phủ, nhưng hiện nay nhiều đại lý đã bắt đầu cắt giảm khuyến mãi với nhiều lí do khác nhau.
Lần thứ 3 Chính phủ từ chối hỗ trợ với xe nhập khẩu đã buộc các doanh nghiệp phân phối tăng mức ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút, cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước.
Từ 1/7/2023 sẽ có nhiều chính sách mới dành cho xe ô tô bắt đầu có hiệu lực như giảm phí trước bạ, thí điểm biển số,….
Cụ thể, hôm nay (ngày 28/6/2023), Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định số 70/2023/NĐ-CP quy định về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước (CKD).
Những mẫu xe ô tô lắp ráp được ưa chuộng nhất đang đứng trước cơ hội gia tăng doanh số khi chính thức được giảm 50% lệ phí trước bạ từ Chính phủ.