Trong tháng 5 vừa qua, Toyota Hilux có doanh số bằng 0, điều tương tự cũng diễn ra trong tháng 4. Tính từ đầu năm 2022 đến nay, mẫu bán tải này chỉ mới đạt tổng doanh số 10 xe.
Trên trang chủ của Toyota Việt Nam vẫn còn hiển thị Hilux trong danh mục sản phẩm, nhưng thực tế mẫu xe này đã âm thầm biến mất khỏi thị trường.
Toyota Việt Nam đã ngừng nhập khẩu mẫu Hilux và hãng giải thích do mẫu xe này được trang bị động cơ Euro 4, trong khi quy định mới bắt buộc các mẫu xe nhập khẩu phải đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 5.
Trước nay tại Việt Nam, Toyota Hilux được bán với 4 phiên bản, tùy chọn động cơ diesel 2.4L hoặc 2.8L, giá bán 628-913 triệu đồng.
Với nhiều anh em chơi bán tải, sự biến mất của mẫu xe này trên thị trường là điều gây đáng tiếc, khi Hilux được xem là một trong những lựa chọn bán tải phổ biến tại Việt Nam và là đối trọng đáng gờm nhất của Ford Ranger.
Vẫn thiếu chất chơi so với ‘tình dịch’
Toyota Hilux có kích thước tổng thể là chiều dài 5.325 mm, rộng 1.855 mm và cao 1.815 mm. Thông số của đối thủ Ranger là 5.326 mm x 1.860 mm x 1.830 mm. Chiều dài cở sở Hilux là 3.085 mm trong khi đối thủ là 3.200 mm. Điều này làm Toyota Hilux có không gian nội thất và thùng sau bé hơn Ford Ranger.
Có thể nói kích thước của Hilux thuộc dạng lớn nhất trong phân khúc xe bán tải cỡ trung nhưng vấn đề là xe vẫn nhỏ hơn Ford Ranger.
Toyota Hilux mới thay đổi thiết kế ở phần đầu xe với phong cách hầm hố hơn, gần với người anh em Tacoma ở thị trường Mỹ. Phần lưới tản nhiệt hình thang kết hợp với cấu trúc nan lưới to tạo nên diện mạo mạnh mẽ, thể thao. Đi cùng với đó là cản trước khá đẹp mắt.
Đầu xe của Hilux đặc biệt ấn tượng với lưới tản nhiệt được cách tân có viền mạ crom sáng bóng. Đường viên nối giữa hai cụm đèn pha, ở chính giữa có nổi bật logo của Toyota.
Ford Ranger có thiết kế đầu xe có phần hầm hố và ấn tượng hơn với lưới tản nhiệt được thiết kế to bản và khá cầu kỳ. Ở giữa có thanh ngang vô cùng cứng cáp. Phần thanh ngang này cũng được lựa chọn làm điểm tựa giúp cho logo Ford ở chính giữa cuốn hút và ấn tượng hơn.
Về nội thất, bên trong Ford Ranger vẫn có chút gì đó đô thị và bắt mắt hơn, do loại bỏ hoàn toàn dạng nút xoay với tay nắm ở giữa, trong khi Toyota Hilux vẫn sử dụng loại nút xoay này cho tính năng gài cầu. Hãng xe Mỹ cũng để ý và làm tốt các chi tiết nhỏ như đường chỉ khâu màu cam tương phản, ghế ngồi thể thao, ốp nhựa bóng ở bảng táp-lô hay cần số chau chuốt hơn đối thủ.
Phải thừa nhận rằng hệ thống thông tin giải trí của bán tải Hilux 2022 khá “nghèo nàn”, chưa thực sự ấn tượng: đầu DVD, màn hình cảm ứng 7 inch, kết nối USB, Bluetooth, AUX, đàm thoại rảnh tay, dàn âm thanh 4-6 loa.
Trong khi đó, từ hệ thống thông tin giải trí SYNC® 4Ai thế hệ mới đến màn hình kích thước lớn có chức năng giống điện thoại thông minh hơn tới bảng đồng hồ kỹ thuật số thay thế các cụm analog truyền thống, Ranger Thế hệ Mới đã nâng tầm một chiếc xe tải thông minh với công nghệ tập trung vào khách hàng.
Khách hàng đã có phản hồi tích cực đối với thiết kế nội thất mới của Ranger thế hệ mới và các công nghệ mà Ford đã tích hợp vào bên trong xe. Một lần nữa, Ranger tái định nghĩa phân khúc với nội thất cao cấp, minh chứng rõ ràng cho việc khách hàng không cần phải hy sinh sự tiện nghi hoặc công nghệ bên trong nội thất chỉ vì họ muốn có một chiếc xe bán tải.
Khả năng làm mát của Ford Ranger được đánh giá cao hơn Hilux nhờ sở hữu hệ thống điều hòa tự động 2 vùng khí hậu hiện đại còn Hilux chỉ sử dụng điều hòa tự động kết hợp cửa gió sau.
Về trang bị và tính năng an toàn, Ford Ranger tỏ ra vượt trôi hơn so với đối thủ nhờ hàng loạt những trang bị. Bên cạnh đó xe cũng được trang bị thêm các tính năng hỗ trợ lái xe an toàn giúp người lái tập trung vào lái xe hơn.
Khả năng vận hành Hilux đáng nể nhưng thực sự vẫn thua đối thủ
Toàn bộ sức mạnh của Toyota Hilux đến từ khối động cơ Turbo Diesel 2.8L I4, phun nhiên liệu trực tiếp, còn với Ford Ranger là Bi-Turbo Diesel 2.0L I4 TDCi, DOHC có làm mát khí nạp. Dù Toyota Hilux sở hữu động cơ dung tích lớn hơn nhưng rõ ràng Ranger vượt trội hơn đối thủ về mức công suất. Không chỉ hơn đối thủ tới từ Nhật Bản, Ranger còn đang là mẫu xe mạnh nhất về động cơ trong phân khúc.
Các dòng xe bán tải Ford luôn khiến người dùng yêu thích bởi khả năng vận hành mạnh mẽ. Về các thông số vận hành, Ford Ranger nhỉnh hơn khá nhiều về sức mạnh động cơ, hộp số 6 cấp cho khả năng đi đường trường tốt hơn trong khi hộp số 5 cấp trên Hilux phù hợp với điều kiện đường đèo dốc.
Nhờ sử dụng tay lái trợ lực điện mà việc đánh lái trên Ranger 2.0 Bi Turbo đã trở nên nhẹ nhàng hơn. Ngược lại, Hilux 2.8 vẫn chỉ được trang bị tay lái trợ thủy lực.
Ngoài ra, Ranger 2.0 Bi Turbo có cân bằng điện tử, giảm thiểu lật xe, ga tự động, cảm biến trước và sau, kiểm soát xe theo tải trọng, cảnh báo lệch làn và duy trì làn đường, cảnh báo va chạm phía trước, hỗ trợ đỗ xe chủ động song song.
Dân chơi bán tải không thiên về ăn chắc mặc bền hay ‘bán lại được giá’!
Ford Ranger 2022 và Toyota Hilux 2022 là 2 đại diện cho 2 phong cách xe bán tải hướng đến những đối tượng khác nhau. Nếu như Ford Ranger hướng đến những người yêu thích dáng vẻ cơ bắp, các trang bị tiện nghi hiện đại, những công nghệ vượt trội thì Toyota Hilux lại hướng đến những khách hàng tìm kiếm tính thực dụng và bền bỉ vốn là đặc trưng của xe bán tải.
Ford Ranger đã hoàn toàn thuyết phục người tiêu dùng ở kiểu dáng xe nam tính, hiện đại, nhiều tiện nghi và an toàn cao cấp cũng như khả năng vận hành mạnh mẽ.
Nếu bạn là người ăn chắc mặc bền, chú trọng đến tính kinh tế và không quá quan trọng những công nghệ hiện đại thì Toyota Hilux có thể là lựa chọn phù hợp với bạn.
Có điều, dân chơi bán tải Việt Nam không thiên về ăn chắc mặc bền hay bán lại được giá. Họ chú trọng chất chơi!
Nản lòng vì không cách gì vượt nổi vua doanh số Ford Ranger
Ở thị trường xe bán tải tại Việt Nam, Toyota Hilux yếu thế hơn khá nhiều so với Ford Ranger về danh tiếng và độ phủ.
Xét theo doanh số bán xe, hiện tại Ford Ranger vẫn là ông lớn trong phân khúc bán tải khi đang chiếm khoảng 40% thị phần. Hai dòng bán tải này là hai đối thủ vốn đã có sự cạnh tranh song theo nhiều khách hàng thì Hilux chưa đủ sức để trở thành đối thủ với Ranger.
Với Ford Ranger, dù là mẫu xe có giá bán cao nhất trong phân khúc nhưng lại được người tiêu dùng đánh giá cao khi được trang bị hàng loạt những trang bị và tính năng vượt cấp trong phân khúc.
Phải thừa nhận rằng “Vua bán tải” Ford Ranger đang có ưu thế hơn Hilux về nhiều mặt, từ mức tiện nghi cao cho đến cảm giác lái “bốc” hơn. Chính vì vậy mà tới giờ Ford Ranger đang giữ vững danh hiệu “Vua bán tải” trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của rất nhiều đối thủ, kể cả Hilux vốn được ‘hưởng xái’ thương hiệu Toyota quá quen với dân Việt.
Trong tháng 4, phân khúc xe bán tải khá ảm đảm khi hầu hết các mẫu xe đều có doanh số giảm mạnh, đáng chú ý Toyota Hilux đã có sự tăng trưởng dù khá ít, như thường lệ Ford Ranger vẫn đứng đầu phân khúc với hơn 1.400 xe bán ra thị trường.
Trong tháng 3, nhờ các chính sách hỗ trợ từ các hãng, doanh số của các mẫu bán tải đều có sự tăng trưởng nhưng không quá đáng kể và có sự thay đổi nhẹ thứ tự các vị trí. Đáng chú ý Toyota Hilux đã có xe để bàn giao sau thời gian dừng bán.
Sau hơn một năm vắng bóng trên thị trường, Toyota Hilux đã có những bước đệm đầu tiên quay lại Việt Nam, tuy nhiên giá bán có phần thay đổi và sự nâng cấp dường như không đáng kể.
Trên trang website chính thức của Toyota Việt Nam mới đây vừa đăng tải cập nhật thông tin về giá bán của mẫu xe bán tải Hilux 2023.
Một kênh YouTube ở Mỹ đã quyết định kiểm tra độ bền chiếc Toyota Hilux bằng cách cho xe rơi tự do từ độ cao hơn 3.000 mét.