Sau gần năm tháng thụ lý, xác minh tin báo tố giác tội phạm, mới đây Công an TP Cần Thơ đã khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản để điều tra theo quy định.
Trước đó, nhiều người có đơn tố giác đến Công an TP Cần Thơ về việc bị Lê Văn Đô (23 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Tháp) thuê ô tô nhưng sau đó mang đi cầm.
Chủ xe tự đi tìm
Theo anh Đoàn Hữu Nh., chủ một cơ sở cho thuê xe dịch vụ ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, trong quá trình kinh doanh thì Đô đến thuê xe. Lúc đầu là một chiếc nhưng sau đó thuê nhiều chiếc với giá 21-24 triệu đồng/tháng. Đô giải thích là “để cho thuê lại”.
Khi thuê đến 11 ô tô thì Đô bắt đầu không trả tiền theo hợp đồng, đòi xe không trả, gọi điện thoại không bắt máy… Nghi ngờ việc này, anh đã cho người đi tìm xe. Trong đó có một chiếc Đô mang cầm cố cho một người ở TP.HCM với giá 120 triệu đồng. “Khi tôi liên hệ, người này đưa hợp đồng, đòi chuộc 80 triệu đồng” - anh Nh. nói.
Tương tự, với xe Fortuner, sau hai tháng hết hợp đồng, Đô không trả xe, anh Nh. tự đi tìm và phát hiện Đô mang cầm cố cho một người ở An Giang với giá 200 triệu đồng. Anh đã nhờ công an thu giữ chiếc xe này. Một chiếc Innova thuê từ cơ sở của anh Nh. cũng bị Đô mang đi cầm ở Bình Phước với giá 300 triệu đồng…
Tương tự anh Nh., anh Võ Văn T. cho hay chỉ vì Đô mà vợ chồng anh phải bán căn nhà để trả nợ và dẹp luôn cái nghề cho thuê xe dịch vụ.
Theo anh T., lúc đầu Đô đến thuê xe rất uy tín nhưng sau đó thì bội tín, không trả tiền thuê lẫn xe và lẩn tránh. Anh bị Đô thuê, mượn bốn ô tô rồi đem cầm cho người khác ở TP.HCM, Bến Tre…
Một ô tô được Công an TP Cần Thơ thu hồi và thông báo khởi tố vụ án của Công an TP Cần Thơ (ảnh nhỏ). Ảnh: NG
Công an đang xử lý
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM trước khi khởi tố vụ án, Thượng tá Phạm Quốc Anh, Phó phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, cho biết đơn vị tiếp nhận năm người tố cáo Đô lừa đảo thuê ô tô.
Qua xác minh, Đô có hợp đồng thuê, mượn xe rồi đem đến các tỉnh, thành như TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bến Tre... cho thuê lại, cầm cố, thế chấp để trả các khoản nợ trước đó. Trong quá trình làm việc, những người cầm xe của Đô tìm nhiều lý do để tránh hợp tác.
Cũng theo Thượng tá Anh, Đô liên quan đến 13 ô tô, trong đó chủ và Đô tự thương lượng đem về bốn xe, Công an TP Cần Thơ thu hồi bảy xe, hai chiếc chưa tìm được. “Cơ quan điều tra đã ra quyết định trưng cầu giám định tài sản, khi có kết quả sẽ tiến hành trả xe cho người dân” - ông nói.
Đại diện Công an TP Cần Thơ thông tin: Ngoài các đơn thư tố giác Đô, Công an TP Cần Thơ cũng đang điều tra làm rõ năm vụ liên quan đến việc mượn ô tô rồi đem thế chấp, thậm chí đem thế chấp bên Campuchia.
Thượng tá Trần Văn Dương, Trưởng phòng Tham mưu kiêm người phát ngôn Công an TP Cần Thơ, cho biết quan điểm của Công an TP Cần Thơ là xử lý đúng quy định, không vị nể. Sau khi có kết quả giám định sẽ ưu tiên giải quyết trả tài sản sớm cho người dân… Trong quá trình giải quyết vụ án, công an có gặp một số khó khăn, thời gian kéo dài nhưng vẫn đảm bảo theo quy định của pháp luật; việc giải quyết có sự giám sát chặt chẽ của VKS. |
Theo Pháp luật Tp.HCM
Khác với những hành trình khác, về quê ăn Tết hoặc du xuân thì trước khi khởi hành người dùng nên chú ý kiểm tra các chi tiết sau của chiếc ô tô để tránh những phiền phức ko đáng có.
Cho thuê ôtô tự lái là một loại hình kinh doanh khá phổ biến. Thủ tục đơn giản, chi phí không quá đắt đỏ, chỉ cần có giấy phép lái xe là có thể thuê cho mình một chiếc ôtô để vi vu.
Thuê ô tô tự lái hay mua xe mới giảm hàng trăm triệu đồng là những băn khoăn của nhiều người dịp tết đến. Vậy hình thức nào có lợi cho người dùng?
Theo chia sẻ của nhiều đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải, cho thuê ô tô tự lái, dù còn gần 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng hiện tại nhiều cơ sở đã “chốt” sổ các xe hoạt động dịp nghỉ lễ này.
Đặt cọc thuê ô tô tự lái sớm để đảm bảo có nhiều xe cho khách hàng lựa chọn, đồng thời không bị "chặt chém" về giá cả.