Nhiều năm gần đây, ô tô Trung Quốc cập bến Việt Nam khá nhiều từ các hãng nhỏ như Zotye, Beijing cho tới có tên tuổi như Hongqi hay phân phối chính hãng như MG có mức giá từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng. Tất cả các mẫu xe đều có điểm chung là được quảng bá ầm ỷ thời gian đầu nhưng lại im hơi vào giai đoạn sau.
Hầu hết các dòng xe Trung Quốc đều có thiết kế mang hơi hướng khá nhiều từ các xe có tên tuổi, option ngập tràn, giá thì phải chăng tuy nhiên chất lượng lại chưa có gì xác minh khiến nhiều người còn e dè khi lựa chọn.
Hầu hết đều không có đặc trưng thương hiệu
Lịch sử của ô tô kéo dài hàng trăm năm với đủ các thương hiệu trải qua thời gian dài định hình để tạo nên các đặc trưng cho riêng mình. Ví dụ như các dòng xe đến từ Mỹ như Ford hay Tesla đều mang trong mình nhưng công nghệ tân tiến như tự lái, hybrid, các chế độ hỗ trợ chủ động,…. Còn xe Nhật đã in dấu trong người dùng về những mẫu xe nhỏ gọn, tiết kiệm và thực dụng như Toyota, Nissan, Mitsubishi, Mazda.
Còn với xe Hàn nổi danh nhờ các thiết kế bắt mắt, option bạt ngàn trong phân khúc còn xe Đức nổi tiếng với những chiếc xe tối ưu về hiệu suất như Mercedes-Benz, BMW, Audi hay cao hơn là Porsche…. Còn về xe Trung Quốc lại gần như không có yếu tố nào để tạo sự nổi bật.
Được bán đại trà với giá rẻ
Như đã nói ở trên, sinh sau đẻ muộn thế lại được mệnh danh là thị trường coppy thế nên các hãng xe Trung Quốc sau này không ngại điều tiếng chế tạo ra những mẫu xe y hệt xe sang nhưng giá rẻ bất ngờ với đủ các loại chức năng không kém gì những thương hiệu có tên tuổi trên thế giới.
Thế nên không ít người ví von nhưng chiếc xe có nguồn gốc từ Trung Quốc tựa như một nồi lẩu thập cẩm đủ vị cay có, chua có, ngọt có với đủ loại topping đi kèm với mức giá khá rẻ phù hợp cho những ai muốn nếm đủ vị nhưng ngại chi tiền.
Thiết kế xe Trung Quốc giống trưởng giả học làm sang
Để tránh mang mác xe rẻ tiền thì hầu hết các dòng xe của Trung Quốc đều vay mượn khá nhiều thiết kế của các thương hiệu xe sang. Đơn cử như chiếc Zotye Z8 một thời làm mưa làm gió thị trường xe Việt Nam khi có phần đầu xe mang hơi hướng của Maserati Levante, phía sau lại giống Jaguar F-Pace, bên trong nội thất thì có tay lái Porsche, phần bệ trung tâm lại mang nhiều nét giống xe Volvo nhưng lại có giá bán lúc mới ra mắt chỉ hơn 700 triệu đồng nhưng giờ đây chỉ còn khoảng 500 triệu đồng giá xe cũ nhưng lại không nhận được sự chú ý như trước.
Tương tự Beijing x7 cũng rầm rộ lúc mới ra mắt từ thị trường miền Bắc cho đến trong Nam, thậm chí đơn vị nhập khẩu lúc bấy giờ còn mạnh tay khi tặng một khoảng tiền nhỏ cho người tới xem và lái thử xe. Sức hút của mẫu CUV thời điểm đó cực lớn nhờ hiệu ứng mạng xã hội, thậm chí có cả hội nhóm hàng chục nghìn người tham gia. Tuy nhiên sau đó một thời gian để sử dụng đầy đủ các tính năng của mẫu xe này người dùng buộc phải sử dụng khẩu lệnh hay ngôn ngữ Trung Quốc mới có thể tận dụng. Còn sử dụng bản Việt Hóa thì dường như không có tính năng nào nổi bật.
Gần đây là thương hiệu Hongqi cũng cập bến thị trường Việt Nam với 2 mẫu sedan có giá tiền tỷ cũng rầm rộ nhưng nhanh chóng rơi khoảng lặng như các thương hiệu khác. Khá khẩm hơn một chút là thương hiệu MG được quảng bá là đến từ Anh Quốc nhưng nay đã thuộc quyền quản lý của một tập đoàn Trung Quốc.
Đơn cử như mẫu MG 5 nhận được đánh giá cao ở phần thiết kế, nhiều option được quảng bá là sản xuất và lắp ráp tại Thái nhưng thực chất vẫn còn nhiều thành phần thuộc SAIC vốn là một công ty thiết kế và sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc có trụ sở tại Thượng Hải, hoạt động tại nhiều quốc gia. Chính vì điều này mà trong nhiều chiến dịch quảng cáo sản phẩm của MG, nhà phân phối Tan Chong đều né tránh vấn đề nguồn gốc trên.
Thế nên dù có những hãng xe đến từ Trung Quốc đã nổ lực đẩy mạnh chất lượng, nhưng tại Việt Nam để chấp nhận mua một chiếc xe đến từ nước láng giềng thì có thể ngon lúc ban đầu nhưng chất lượng về lâu dài thì đều mang tính chất hên xui, nhất là việc tìm kiếm linh kiện thay thế và sửa chữa.
Làn sóng ô tô điện Trung Quốc bắt đầu tràn về Việt Nam với các mẫu xe cỡ nhỏ. Sau Wuling Hongguang Mini EV, một mẫu ô tô điện cỡ nhỏ khác cũng theo chân về Việt Nam nhưng không rõ nhãn hiệu.
Thị trường ô tô đang hứa hẹn "dậy sóng" với loạt thương hiệu Trung Quốc tung dự án lắp ráp, phân phối. Nhiều doanh nghiệp cũng đang rầm rộ triển khai phân phối tại Việt Nam.
Thị trường ô tô Việt Nam chuẩn bị đón một loạt thương hiệu mới, đa số đến từ Trung Quốc với dải sản phẩm xe điện giàu tính cạnh tranh, từ giá rẻ cho đến tiền tỷ.
Đối thủ nặng ký của Tesla xác nhận rằng Việt Nam sẽ trở thành một trong những địa điểm sản xuất xe điện của hãng tại Đông Nam Á.
Thị trường Việt Nam chuẩn bị đón nhận nhiều thương hiệu ô tô mới, trong đó nổi bật là các hãng đến từ Trung Quốc. Dự kiến mở bán từ năm 2023, gồm cả ô tô động cơ đốt trong và xe thuần điện.