Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tổng doanh số bán xe toàn thị trường Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2018 đạt 58.558 chiếc, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái (tổng doanh số bán xe 3 tháng đầu năm 2017 đạt 59.566 chiếc).
Trong vài năm trở lại đây, thị trường ô tô Việt Nam luôn tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, doanh số bán xe 3 tháng đầu năm 2016 đạt tăng 23% so với cùng kỳ năm 2015. Sang đến năm 2017, tổng doanh số bán xe trong 3 tháng đầu năm tăng 8% so với cùng kỳ năm 2016.
Ôtô nhập khẩu không được đưa về nước lại tạo điều kiện cho xe lắp ráp trong nước bùng nổ về mặt doanh số.
Như vậy, việc doanh số xe 3 tháng đầu năm 2018 giảm 8% là một bước lùi đầy bất ngờ từ thị trường ô tô Việt Nam. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là việc Bộ GTVT ban hành Nghị định 116 và Thông tư 03 về việc nhập khẩu ô tô nguyên chiếc về Việt Nam.
Nhiều hãng xe bất ngờ trước Nghị định 116, tất cả các dòng xe nhập khẩu đều bị động và khó được nhập khẩu về nước với thuế suất là 0%. Tuy nhiên, việc ô tô nhập khẩu không được đưa về nước lại tạo điều kiện cho xe lắp ráp trong nước bùng nổ về mặt doanh số.
Cụ thể, trong tháng 3/2017, sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 18.777 xe, tăng 76% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 3/2018, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước tăng 8% trong khi xe nhập khẩu giảm 48% so với cùng kì năm ngoái. Các hãng xe FDI đang có mức giảm khá mạnh như: Toyota giảm 8% so với quý 1/2017; Ford giảm 22%;...
Trong số các hãng ô tô đang kinh doanh tại Việt Nam, có 5 doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng dương là Suzuki, Mitsubishi ,Isuzu, Honda và Thaco. Tuy nhiên, mức tăng trưởng của Suzuki và Isuzu đa phần đến từ dòng xe tải, trong khi đó, các dòng xe thương mại của 2 hãng xe này vẫn có doanh số lẹt đẹt.
Trong khi đó, hãng xe "nội" Thaco lại có 1 quý kinh doanh bùng nổ với mức tăng trưởng đạt 5%, doanh số bán xe tăng từ 23.709 chiếc (3 tháng đầu năm 2017) lên 25.011 chiếc (3 tháng đầu năm 2018), tăng thêm 1.302 chiếc; giữ vững vị trí số 1 tại thị trường ô tô Việt Nam.
Trong các thương hiệu xe mà Thaco đang nắm giữ, dòng sản phẩm Peugeot có mức tăng mạnh nhất lên tới 1.185% so với quý 1/2017.
Trong các thương hiệu xe mà Thaco đang nắm giữ, dòng sản phẩm Peugeot có mức tăng mạnh nhất lên tới 1.185% so với quý 1/2017. Theo đó, mức tăng trưởng từ 67 chiếc (quý 1/2017) lên 861 chiếc (quý 1/2018). Sự tăng trưởng vượt bậc của Peugeot được đánh giá là nhờ 2 dòng SUV mới được chuyển từ nhập khẩu sang lắp ráp trong nước là 5008 và 3008.
Các thương hiệu khác của Thaco cũng có mức tăng trưởng dương. Cụ thể, thương hiệu Mazda tăng 33% so với cùng kỳ, mức tăng từ 6.898 chiếc (quý 1/2017) lên 9.172 chiếc (quý 1/2018); Thaco-Kia tăng 15% so với cùng kỳ, mức tăng từ 6.098 chiếc (quý 1/2017) lên 7.022 chiếc (quý 1/2018).
Mazda3 với doanh số 3 tháng kinh doanh đạt 3.449 chiếc, dẫn đầu phân khúc sedan hạng C.
Thaco có cả các dòng xe nhập khẩu lẫn các dòng xe lắp ráp trong nước. Tuy nhiên, tỷ lệ xe lắp ráp trong nước chiếm đa số dòng sản phẩm của doanh nghiệp này. Các mẫu ô tô "hot" nhất của Thaco đều là những mẫu xe được lắp ráp trong nước.
Cụ thể, dòng Mazda có các mẫu xe lắp ráp đang "làm mưa, làm gió" trên thị trường, bao gồm: CX-5 (3 tháng đầu năm 2018 đạt 3.372 chiếc, dẫn đầu phân khúc xe đa dụng, vượt qua những tên tuổi lớn trong phân khúc như Toyota Fortuner hay Honda CR-V); Mazda3 với doanh số 3 tháng kinh doanh đạt 3.449 chiếc, dẫn đầu phân khúc sedan hạng C,....
Đối với thương hiệu xe Hàn Quốc - KIA, hai mẫu xe Morning và Cerato vẫn có doanh số ấn tượng trong quý 1 năm nay. Cụ thể, đối với mẫu xe giá rẻ KIA Morning, tổng doanh số xe 3 tháng đầu năm 2018 đạt 2.989 chiếc, đối với KIA Cerato là 2.517 chiếc.
Ngoài Thaco, Honda cũng có mức tăng trưởng dương tương đương 26%, tăng từ 2.835 chiếc (quý 1/2017) lên 3.568 chiếc (quý 1/2018). Doanh số của Honda tăng trong quý 1/2018 nhờ sự tăng trưởng vượt bậc của dòng xe City được lắp ráp tại Việt Nam và dòng xe nhập khẩu CR-V.
Doanh số của Honda tăng trong quý 1/2018 nhờ sự tăng trưởng vượt bậc của dòng xe City được lắp ráp tại Việt Nam và dòng xe nhập khẩu CR-V.
Điểm đặc biệt, Honda là hãng xe đầu tiên hoàn thành các quy định của Nghị định 116, chính vì vậy, các dòng xe của Honda được nhanh chóng đưa về nước để kinh doanh trên thị trường.
Theo VTC News
Lần thứ 3 Chính phủ từ chối hỗ trợ với xe nhập khẩu đã buộc các doanh nghiệp phân phối tăng mức ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút, cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước.
Theo các số liệu thống kê thì trong tháng 5, Indonesia đã vượt mặt Thái Lan khi là nước xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào thị trường Việt Nam.
Chính phủ vừa chấp thuận việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng lại từ chối đề xuất tương tự với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.
Theo Tổng cục Thống kê, ôtô sản xuất lắp ráp tại Việt Nam và lượng xe nhập khẩu trong tháng 4.2023 đều có xu hướng sụt giảm. Phần lớn nguyên nhân đến đến từ việc ảnh hưởng kinh tế khiến sức mua giảm khiến nguy cơ tồn kho tăng cao.
Hơn 15.000 ô tô được nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 3, tăng gần 2.900 chiếc so với tháng trước, tương ứng trị giá đạt 355 triệu USD.