Chính phủ vừa ban hành Nghị định 125/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Một trong những điểm đáng chú ý của Nghị định là sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với linh kiện ô tô nhập khẩu theo Chương trình ưu đãi thuế.
Ô tô lắp ráp trong nước có cơ hội giảm được giá thành, cạnh tranh được với ô tô nhập khẩu khi từ 2018 thuế nhập khẩu ô tô trong ASEAN về 0%
Theo đó, từ năm 2018, thuế nhập khẩu nhiều loại linh kiện ô tô theo Chương trình ưu đãi thuế sẽ được đưa về mức 0%. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nào cũng được áp dụng mà kèm theo nhiều điều kiện gắt gao.
Cụ thể, thuế nhập khẩu đối với một số linh kiện ô tô nhập khẩu được đưa về mức ưu đãi 0%.
Tuy nhiên, không phải tất cả DN sản xuất ô tô trong nước đều được hưởng mức thuế linh kiện ưu đãi 0% này.
Một trong những yêu cầu là doanh nghiệp phải đảm bảo tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô theo quy định của Chính phủ về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
Mặt khác, Nghị định cũng đã “chốt” vấn đề gây tranh cãi từ giai đoạn lấy ý kiến cho Nghị định này. Đó là doanh nghiệp vẫn phải cam kết sản xuất, lắp ráp xe ô tô đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức 4 (giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021) và mức 5 (từ năm 2022 trở đi) và đạt đủ sản lượng quy định.
Sản lượng của mẫu xe ô tô cam kết sản xuất, lắp ráp trong nước (gọi tắt là sản lượng riêng tối thiểu cho mẫu xe cam kết) quy định cho từng giai đoạn cụ thể.
Linh kiện ô tô này phải thuộc loại trong nước chưa sản xuất được và phải đảm bảo mức độ rời rạc.
Bên cạnh đó, để được ưu đãi thuế nhập linh kiện, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ và thủ tục thực hiện Chương trình ưu đãi thuế để cơ quan chức năng duyệt.
Hồ sơ gồm công văn đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế và Giấy chứng nhận doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật của nhà máy để chứng minh công suất sản xuất, lắp ráp của nhà máy phù hợp với sản lượng chung tối thiểu hàng năm của Chương trình ưu đãi thuế linh kiện ô tô.
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế tại cơ quan hải quan nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính hoặc nơi có nhà máy sản xuất, lắp ráp để đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế ngay sau ngày Nghị định này được ký ban hành hoặc thời điểm bất kỳ hàng năm trong thời gian của Chương trình ưu đãi thuế. Thời điểm tham gia Chương trình ưu đãi thuế tính từ ngày của công văn đăng ký trở đi.
Với quy định này, ô tô lắp ráp trong nước có cơ hội giảm được giá thành, cạnh tranh được với ô tô nhập khẩu khi từ 2018 thuế nhập khẩu ô tô trong ASEAN về 0%.
Theo Vietnamnet
Bộ Tài chính cho rằng, việc giảm mức thu lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước hiện tại chưa phù hợp.
Phó thủ tướng Lê Minh Khái thừa uỷ quyền Thủ tướng đã ký Nghị định 103 quy định mức thu lệ phí trước bạ với ôtô sản xuất lắp ráp trong nước.
Mặc dù việc giảm 50% lệ phí trước bạ lần hai cho xe lắp ráp trong nước chỉ ở mức đề xuất. Nhưng mới đây đại diện các nhà nhập khẩu chính hãng trong nước đã lên tiếng mong Chính Phủ xem xét hỗ trợ đối với cả xe nhập khẩu.
Theo Cổng thông tin điện tử của Chính Phủ, các cơ quan liên quan đang xem xét khả năng tiếp tục gia hạn ưu đãi thuế sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.
Phần lớn các mẫu ô tô bán chạy tại thị trường Việt Nam thời gian gần đây đều được sản xuất, lắp ráp trong nước.