Tin xe, - 13/01/2019 03:27 PM
Nghị định 154 và Thông tư 41 tăng cường quản lý nhiều phụ tùng xe hơi và xe máy sản xuất và nhập khẩu, được cho là sẽ tác động tới thị trường ôtô xe máy ở Việt Nam.

Nghị định 154 được Chính phủ ban hành tháng 11/2018 quy định hàng loạt sản phẩm phụ tùng linh kiện liên quan đến xe hơi và xe máy cần được tiến hành đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, và công bố hợp quy theo các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN).

Trước đó, Thông tư 41/2018/TT-BGTVT do Bộ GTVT ban hành, có hiệu lực từ ngày 15/9/2018, quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ GTVT.

phu-tung-xe-hoi-co-nguy-co-khan-hang-tang-gia

Thông tư 41 do Bộ GTVT ban hành, quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ GTVT, cần phải được kiểm định chất lượng và cấp giấy chứng nhận mới có đủ điều kiện bán ra thị trường.

Điều 3 của Thông tư nêu rõ, các sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu hay sản xuất trong nước phải có chứng nhận hoặc công bố phù hợp với tiêu chuẩn ứng trước khi đưa ra thị trường. Các phụ tùng liên quan đến xe hơi gồm có đèn chiếu sáng, kính an toàn, lốp xe, vật liệu nội thất, vành hợp kim, thùng nhiên liệu... Trong khi đó, các phụ tùng liên quan đến xe máy gồm có khung xe, gương chiếu hậu, đèn chiếu sáng, vành thép - vàng hợp kim, lốp xe...

Như vậy, các phụ tùng được nêu rõ trong Thông tư 41 sẽ cần được kiểm định chất lượng và cấp giấy chứng nhận chất lượng được cấp bởi cơ quan đăng kiểm trước khi có thể tới tay khách hàng.

Một hãng nhập khẩu lốp ôtô chia sẻ để hoàn tất thủ tục đăng ký chất lượng cho một mẫu lốp xe nhập khẩu, đơn vị này mất thời gian khoảng 6 tháng, từ giám định nhà máy, chuyển sản phẩm mẫu tới đơn vị kiểm tra chất lượng, cấp giấy chứng nhận chất lượng.

Và quá trình này sẽ lặp lại, khi giấy chứng nhận chất lượng chỉ có thời hạn 1 năm. Hãng này có khoảng 400 mẫu lốp xe, tương ứng với 400 giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm.

Theo đại diện một hãng xe nhập khẩu, trước đây, thủ tục nhập khẩu linh kiện là khá đơn giản, việc thông quan chỉ mất khoảng 1 tuần và hàng hóa tới tay khách hàng chỉ trong 2 tuần tới 1 tháng. Với Nghị định 154 và Thông tư 41, khách hàng sẽ phải chờ đợi lâu hơn nhiều.

Linh kiện phụ tùng sử dụng với mục đích sửa chữa thay thế cũng nằm trong diện cần giấy chứng nhận chất lượng, khiến hãng xe này đau đầu trong việc nhập khẩu, đặc biệt với các phụ tùng xe đời cũ, nhập khẩu với số lượng ít, đôi khi chỉ 1-2 chiếc.

Chia sẻ với Zing.vn, đại diện Volkswagen Việt Nam cho biết hiện tại toàn bộ các phụ tùng nhập khẩu bị ảnh hưởng theo thông tư này tuy đã được cho thông quan giải phóng tạm về đến kho, nhưng tất cả đều chưa thể giao dịch và cung cấp đến tay khách hàng.

Với riêng hãng này, cho đến nay thời gian chờ hàng thay thế của khách hàng kể từ khi đặt mua đã lên đến hơn 3 tháng. Điều này khiến nhiều xe của khách hàng không thể hoạt động được, do thiếu một số bộ phận quan trọng như kính chắn gió, đèn pha, thùng nhiên liệu...

Hãng thừa nhận thời gian cung cấp các loại mặt hàng kể trên tới tay khách hàng vẫn chưa thể xác định chính xác. Thời gian phải tùy thuộc vào việc cung cấp các chứng từ cho từng mã hàng của các nhà máy sản xuất phụ tùng của Tập đoàn Volkswagen và thời gian xử lý cấp chứng nhận kiểu loại (Type Approval) của cơ quan Đăng kiểm Việt Nam.

Trong khi đó, Toyota Việt Nam cho hay: "Những quy định của Thông tư 41 là vấn đề chung của các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu linh kiện và hiện tại Hiệp hội và các bên liên quan đang nỗ lực triển khai để thực thi các quy định đó".

Hyundai Thành Công từ chối đưa ra bình luận về Nghị định 154 cũng như Thông tư 41.

Trước Thông tư 41, Nghị định 116 tác động lớn đến thị trường xe hơi nhập khẩu về Việt Nam trong năm 2018. Nghị định 116 yêu cầu giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại cho riêng thị trường Việt Nam (VTA) khiến thị trường xe nhập khẩu gần như đóng băng hoàn toàn trong hơn nửa năm 2018.

Tới thời điểm hiện tại, các hãng xe hơi đã hoàn tất các thủ tục liên quan đến Nghị định 116, và xe nhập khẩu đã trở lại mạnh mẽ. Tháng 12/2018, xe nhập khẩu về đạt con số 12.827 xe, tăng 11,7% so với tháng trước. Theo VAMA, tính cả năm 2018, xe nhập khẩu giảm 6,2% và xe lắp ráp trong nước tăng 10,6% so với năm 2017.

Theo Zing

Bạn cần tư vấn mua xe?
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Gửi thông tin

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến MXH ô tô - xe máy và golf tại Việt Nam xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.