Tổng cục Thống kê ước tính trong tháng 3, Việt Nam nhập 5.000 ôtô nguyên chiếc, trị giá 115 triệu USD. Giá trung bình mỗi xe nhập về Việt Nam là khoảng 23.000 USD, tương đương hơn 500 triệu đồng.
Lượng xe nhập về trong tháng 3 tăng vọt so với tháng trước đó. Tháng 1, số xe chỉ có 340, tháng 2 là 200 xe còn từ đầu tháng 3, lượng xe đã về nhiều hơn. Các hãng sản xuất lớn như Honda, GM đã vượt qua thủ tục của Nghị định 116 để đưa xe về Việt Nam. Theo thống kê, riêng Honda đã có trên 2.000 xe.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tuần cuối cùng của tháng 3, 481 ôtô nguyên chiếc 9 chỗ ngồi trở xuống được làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam, với trị giá gần 10,9 triệu USD. Số xe này được đăng ký tờ khai nhập khẩu ở cửa khẩu khu vực cảng Hải Phòng, TP.HCM, Đà Nẵng và Vũng Tàu.
Ôtô đã nhập về Việt Nam tuy có tăng cao nhưng đại diện Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt (VAMA) vẫn tiếp tục đề nghị Chính phủ cởi trói thủ tục để xe có thể nhập dễ dàng hơn. Tại hội nghị thúc đẩy tăng trưởng và sản xuất, ông Ninh Hữu Chấn, Tổng thư ký VAMA, nêu ra nhiều khó khăn và gửi đến Chính phủ một loạt kiến nghị.Xe nguyên chiếc từ 9 chỗ ngồi trở xuống được đăng ký nhập khẩu trong tuần có xuất xứ chủ yếu từ Thái Lan với 404 chiếc, Thụy Điển với 52 chiếc, Mexico là 17 chiếc, Nhật Bản là 3 chiếc, từ Mỹ 2 chiếc và từ Anh, Đức, Đài Loan mỗi thị trường là 1 chiếc.
Theo ông Chấn, ôtô từ Thái Lan và Indonesia đã vào Việt Nam nhiều hơn, nhưng những nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ, EU… thì vẫn còn rất khó khăn do các thủ tục của Nghị định 116.
Lô xe Honda cập cảng Cát Lái đầu tháng 3. Ảnh: Tùng TIn.
Với xe sản xuất trong nước, liên quan đến đường thử, ông Chấn kiến nghị Bộ Công Thương không áp dụng hồi tố, quy định với các đường thủ hiện nay.Với xe nhập khẩu, ông kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải và Cục Đăng kiểm chỉ thử nghiệm khí thải cho lô ôtô nhập khẩu đầu tiên, chấp nhận cho các lô tiếp theo mà không cần thử nghiệm thay vì phải làm từng lô.
Ông cũng cho biết các tiêu chuẩn về xe của Việt Nam được biên soạn khá giống tiêu chuẩn nước ngoài, nên đề xuất Chính phủ thừa nhận các tiêu chuẩn COP, giấy chứng nhận kiểu loại theo thông tư 30, 54…
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh Việt Nam mong muốn có thương hiệu ôtô nội và phát triển công nghiệp trong nước.
“Một số doanh nghiệp có tiềm lực đi vào lắp ráp ôtô là tín hiệu rất đáng mừng. Chính phủ mong muốn sản xuất ôtô trên cơ sở cạnh tranh, bình đẳng, đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước, phù hợp với cam kết quốc tế, bảo vệ người tiêu dùng”, ông nói.
Theo Zing
Lần thứ 3 Chính phủ từ chối hỗ trợ với xe nhập khẩu đã buộc các doanh nghiệp phân phối tăng mức ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút, cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước.
Theo các số liệu thống kê thì trong tháng 5, Indonesia đã vượt mặt Thái Lan khi là nước xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào thị trường Việt Nam.
Chính phủ vừa chấp thuận việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng lại từ chối đề xuất tương tự với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.
Theo Tổng cục Thống kê, ôtô sản xuất lắp ráp tại Việt Nam và lượng xe nhập khẩu trong tháng 4.2023 đều có xu hướng sụt giảm. Phần lớn nguyên nhân đến đến từ việc ảnh hưởng kinh tế khiến sức mua giảm khiến nguy cơ tồn kho tăng cao.
Hơn 15.000 ô tô được nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 3, tăng gần 2.900 chiếc so với tháng trước, tương ứng trị giá đạt 355 triệu USD.