Từ 1/1/2018, hàng loạt chính sách thuế, phí, kiểm định, luật giao thông có hiệu lực, ảnh hưởng đến giá xe cũng như hành vi của tài xế. Dưới đây là những quy định nổi bật về ôtô có hiệu lực từ 2018 tài xế Việt nên biết.
Thuế nhập khẩu từ ASEAN về 0%
Theo cam kết trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN (ATIGA), những xe có tỷ lệ nội địa hóa nội khối từ 40% trở lên sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu 0%. Từ 2018, Việt Nam nhập ôtô từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia... với thuế 0%, giảm sâu với mức thuế ở 2017 là 30%.
Xe hơi muốn được giảm giá như vậy, phải đáp ứng đủ hai tiêu chí, sản xuất bởi một nước ASEAN và tỷ lệ nội địa hóa nội khối là 40%. Xe nhập từ ASEAN nhưng tỷ lệ nội địa thấp hơn 40% hoặc xe nhập từ một nước ngoài ASEAN như Hàn Quốc, Nhật, châu Âu... cũng không được hưởng mức ưu đãi này.
Thuế nhập khẩu linh kiện về 0%
Theo nghị định 125/2017, các hãng lắp ráp xe trong nước sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu linh kiện là 0% nếu đạt được sản lượng quy định, áp dụng cho xe con dưới 9 chỗ. Nghị định này áp dụng cho khoảng 30 bộ linh kiện chính, mã hải quan từ 98.49.11 đến 98.49.40.
Trong giai đoạn một, tức nửa đầu 2018, các hãng sản xuất xe con (dưới 9 chỗ, động cơ 2.5 trở xuống) muốn được ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện 0% phải đảm bảo hai điều kiện sản lượng chung từ 8.000 xe trở lên và một mẫu xe cam kết phải từ 3.000 xe trở lên.
Người ngồi ghế sau ôtô không thắt dây an toàn bị phạt tiền
Nghị định 46/2016 về Quy định xử phạt vi phạm giao thông viết "phạt tiền từ 100.000-200.000 đối với người ngồi trên xe ôtô không thắt dây an toàn tại vị trí có trang bị dây an toàn khi xe đang chạy".
Điểm mới của nghị định này so với nghị định 171/2013 trước đó là mọi vị trí đều phải thắt dây an toàn, trong khi quy định cũ chỉ bắt buộc điều này với tài xế và khách ngồi ghế trước. Quy định mới được đánh giá là chặt chẽ và cần thiết hơn so với trước đây, giúp hình thành thói quen thắt dây an toàn, ý thức vốn còn thiếu ở Việt Nam.
Ôtô nhập khẩu khó về Việt Nam vì thiếu giấy tờ
Nghị định 116/2017 quy định doanh nghiệp muốn nhập ôtô về nước phải có Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại do Tổ chức nước ngoài cấp. Hầu hết các doanh nghiệp liên doanh cho rằng nước ngoài không cấp loại giấy này cho xe nhập khẩu, chỉ cấp cho xe nội địa, vì vậy hãng sẽ không thể nhập xe.
VAMA đã 4 lần gửi kiến nghị lên Thủ tướng để có những điều chỉnh giúp các hãng dễ dàng nhập khẩu ôtô nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có gì thay đổi. Nhiều hãng như Toyota, Honda, Ford cho biết xe chỉ có thể bán đến Tết âm, sau đó chưa biết có xe hay không.
Tăng thuế nhập khẩu ôtô cũ
Theo nghị định 125/2017 của Chính phủ ban hành ngày 16/11/2017, mức thuế tuyệt đối áp dụng cho xe có dung tích động cơ không quá một lít và thuế hỗn hợp cho xe trên một lít.
Ở cách tính cũ, xe được chia thành 4 loại theo dung tích động cơ với các mức thuế khác nhau. Trong cách tính mới, xe chỉ chia làm hai loại là động cơ từ một lít trở xuống và trên một lít. Xe từ một lít trở xuống thì chịu thuế tuyệt đối 10.000 USD, trong khi xe trên một lít áp dụng luôn mức thuế tổng hợp.
Ở phân khúc xe dưới một lít, chủ yếu các mẫu xe đô thị cỡ nhỏ, giá ôtô cũ nhập lướt tăng hơn gấp đôi so với hiện tại. Với các xe lắp động cơ lớn hơn, mức thuế nhập khẩu có thể độn thêm hàng chục đến hàng trăm nghìn USD, tùy thuộc vào dung tích động cơ và giá trị của xe.
Ôtô nhỏ phải dán nhãn năng lượng
Từ ngày 1/1/2018, ôtô từ trên 7 chỗ đến 9 chỗ được sản xuất, lắp ráp từ linh kiện rời, hoàn toàn mới; xe nhập khẩu chưa qua sử dụng phải được dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị trường.
Thông tư này không bắt buộc áp dụng với các trường hợp sau: xe được sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu sử dụng trực tiếp vào mục đích quốc phòng, an ninh của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; xe tạm nhập tái xuất; xe quá cảnh, chuyển khẩu; xe của ngoại giao, lãnh sự; xe nhập khẩu đơn chiếc và không vì mục đích kinh doanh xe; xe nhập khẩu theo quy định riêng của Thủ tướng; xe sử dụng nhiên liệu không phải là xăng, điêzen, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí tự nhiên (NG).
Xe dưới chuẩn khí thải Euro 4 không được đăng kiểm
Theo Công văn 436/2017 của Thủ tướng chính phủ về việc quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với ôtô, môtô lắp ráp và nhập khẩu mới, từ ngày 1/1/2018, cơ quan chức năng sẽ không làm thủ tục đăng kiểm cho xe không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro 4.
Ôtô đã được Bộ Giao thông vận tải chứng nhận thoả mãn quy định về khí thải mới được thực hiện các thủ tục có liên quan. Trước đó, các doanh nghiệp phải có kế hoạch nhập khẩu, sản xuất ôtô, bảo đảm việc hoàn thành các thủ tục hải quan, đăng kiểm và đưa ra thị trường trước ngày 31/12/2017. Sau thời điểm này, nếu không hoàn thành phải tái xuất hoặc xuất khẩu.
Ôtô hết niên hạn bị thu hồi
Theo Quyết định 16/2015 của Thủ tướng về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ, các loại ôtô, xe máy hết hạn sử dụng sẽ bị thu hồi vào tháng 1/2018. Theo đó, nhà sản xuất có trách nhiệm tổ chức thu hồi, tiếp nhận sản phẩm thải bỏ do doanh nghiệp đã bán ra thị trường Việt Nam và được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ. Các nhà sản xuất có thể liên kết để cùng thực hiện thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.
Người tiêu dùng được lựa chọn các hình thức như tự chuyển hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thu gom để vận chuyển đến điểm thu hồi và được hưởng quyền lợi theo chính sách của nhà sản xuất...
Theo VnExpress
Từ 1/7/2023 sẽ có nhiều chính sách mới dành cho xe ô tô bắt đầu có hiệu lực như giảm phí trước bạ, thí điểm biển số,….
Hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp trong nước, quản lí biển số theo định danh, đấu giá biển số online... là những chính sách có hiệu lực kể từ ngày 1/7 tới. Bên cạnh mục tiêu điều tiết thị trường, đây là những chính sách đáng chú ý và ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng ô tô.
Những chính sách mới liên quan đến ngành ô tô có hiệu lực từ năm 2023 như thí điểm đấu giá biển số xe, học lái xe trên cabin mô phỏng,...
Trong tháng 10/2022 sẽ có một số chính sách đáng chú ý và bắt đầu có hiệu lực liên quan đến ngành ô tô.
Kể từ đầu tháng 3/2022 một loạt chính sách mới bắt đầu hiệu lực, trong đó các mẫu xe điện sẽ bắt đầu được miễn lệ phí trước bạ trong vòng 3 năm.