Như vậy, đây đã là tháng thứ 7 liên tiếp con số 10.000 được duy trì và nếu chỉ xét về lượng, có vẻ như kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc đã đạt đến “giới hạn”.
Năm ngoái, sức mua trên thị trường ôtô Việt Nam đã có bước phục hồi đáng kể so với thời gian trước đó. Và sang năm nay, sức mua nói chung hay kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc (CBU) nói riêng ở từng thời điểm đều đạt tỷ lệ tăng trưởng trên 100%, có lúc đến 200%, so với cùng kỳ.
Điều này cho thấy khá rõ là dù trong bối cảnh sôi động thì dường như sức mua cũng đã bắt đầu đạt “ngưỡng” rất khó vượt qua. Có chăng, sự kỳ vọng vượt “ngưỡng” được dự đoán cũng chỉ tại một thời điểm đặc biệt, chẳng hạn là trước Tết Nguyên đán hay một thay đổi đột phá về chính sách được thực thi có lợi cho người tiêu dùng.
Nhận định này càng thể hiện rõ nét hơn khi xét về giá trị kim ngạch. Nếu như số lượng tiếp tục duy trì ở 10.000 chiếc thì theo ước tính của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), mức giá trị kim ngạch đang có dấu hiệu giảm dần.
Chẳng hạn, cùng có số lượng 10.000 chiếc song giá trị kim ngạch của tháng 5/2015 đạt đến 327 triệu USD thì sang tháng liền kề sau đó, mức giá trị kim ngạch đã giảm xuống còn 307 triệu USD. Nếu sự ước lượng của Tổng cục Thống kê sát với con số thực hiện được công bố vào tháng sau, mức giá trị kim ngạch của tháng 7 thậm chí giảm xuống chỉ còn 211 triệu USD.
Cũng theo báo cáo của cơ quan thống kê quốc gia, tổng kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU giai đoạn 7 tháng năm 2015 ước đạt 65.000 chiếc và trên 1,72 tỷ USD, tăng 107,7% về lượng và tăng 154,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc 4 tháng gần đây
|
Lượng (chiếc) |
Giá trị (USD) |
Tháng 4/2015 |
10.000 |
294.000.000 |
Tháng 5/2015 |
10.000 |
327.000.000 |
Tháng 6/2015 |
10.000 |
307.000.000 |
Tháng 7/2015 (ước tính) |
10.000 |
211.000.000 |
Năm 2015 (ước tính) |
65.000 |
1.723.000.000 |
Việc tính gấp đôi phí tái chế đối với các nhà sản xuất ôtô là một trong những kế hoạch thúc đẩy sản xuất nội địa của chính phủ Nga.
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 cho biết, Bộ Tài chính được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan nghiên cứu chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, ưu đãi phí trước bạ với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước (CKD). Các chính sách này cần báo cáo Thủ tướng trước ngày 20/3.
Nửa đầu năm nay lượng ôtô từ Indonesia và Thái Lan chiếm áp đảo lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam, với hơn 80% toàn thị trường.
EuroCham vừa kiến nghị giảm 50% phí trước bạ cho xe nhập khẩu như ôtô sản xuất trong nước để xóa bỏ phân biệt đối xử.
Trong khi doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước đã giảm 12% từ đầu năm, lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc bán ra thị trường lại tăng tới 118% so với cùng kỳ năm trước.