Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, đây là con số thấp nhất khi xét về lượng của kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU trong khoảng 2 năm trở lại đây.
Nếu như số lượng đang dừng lại ở 6.000 chiếc thì thậm chí giá trị kim ngạch vẫn tiếp tục giảm xuống.
Cụ thể, mức giá trị kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU đạt được trong tháng 9/2017 là 165 triệu USD, giảm 15 triệu USD so với tháng liền kề trước đó. Đến tháng 10, con số ước tính được cơ quan thống kê đưa ra là 135 triệu USD, giảm thêm 30 triệu USD so với tháng 9.
Trong khi khả năng hồi phục trở lại là rất khó xảy ra thì có vẻ như kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU đã thực sự tìm thấy đáy.
Thực tế cho thấy, kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU đã giảm dần cả về lượng lẫn giá trị kể từ đầu năm và đến nay, con số ước tính của tháng 10 đã là thấp nhất.
Sự suy giảm được nhận định xuất phát chủ yếu từ nguyên nhân thị trường chờ đợi đến năm 2018 để bắt đầu chính thức hưởng khung thuế nhập khẩu mới theo nội dung Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).
Theo ATIGA, kể từ ngày 1/1/2018, thuế suất thuế nhập khẩu ôtô CBU từ các nước nội khối ASEAN sẽ giảm về 0%. Lộ trình này vẽ ra viễn ôtô nhập khẩu giá thấp vào năm 2018 và do đó, người tiêu dùng đã và đang tiếp tục "kiềm chế" nhu cầu mua sắm để chờ đợi.
Cho dù số lượng các loại xe được hưởng thuế suất 0% là không nhiều nhưng đa số lại là các loại xe đang được ưa chuộng tại Việt Nam. Bởi vậy, sức ảnh hưởng từ tâm lý chờ đợi lên thị trường ôtô nói chung và kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU nói riêng là không hề nhỏ.
Càng về cuối năm, khi quãng thời gian chờ đợi được rút ngắn thì không có lý do gì để người tiêu dùng không tiếp tục chờ đợi thêm. Vì thế, khả năng kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU hồi phục trở lại là rất khó xảy ra.
Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, cộng dồn 10 tháng năm 2017, tổng kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU ước đạt 77.000 chiếc và hơn 1,68 tỷ USD, giảm 11,2% về lượng và giảm 13,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo VnEconomy
Lần thứ 3 Chính phủ từ chối hỗ trợ với xe nhập khẩu đã buộc các doanh nghiệp phân phối tăng mức ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút, cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước.
Theo các số liệu thống kê thì trong tháng 5, Indonesia đã vượt mặt Thái Lan khi là nước xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào thị trường Việt Nam.
Chính phủ vừa chấp thuận việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng lại từ chối đề xuất tương tự với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.
Theo Tổng cục Thống kê, ôtô sản xuất lắp ráp tại Việt Nam và lượng xe nhập khẩu trong tháng 4.2023 đều có xu hướng sụt giảm. Phần lớn nguyên nhân đến đến từ việc ảnh hưởng kinh tế khiến sức mua giảm khiến nguy cơ tồn kho tăng cao.
Hơn 15.000 ô tô được nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 3, tăng gần 2.900 chiếc so với tháng trước, tương ứng trị giá đạt 355 triệu USD.