Cụ thể, Tổng cục Thống kê cho biết trong tháng 6 vừa qua, ước tính có khoảng 13.000 xe ôtô được nhập khẩu vào Việt Nam, trị giá khoảng 292 triệu USD, tăng tới 387,5% so với tháng 6/2018.
Như vậy, trong nửa đầu năm 2019, ước tính thị trường Việt Nam đã đón nhận 77.795 ôtô nhập khẩu nguyên chiếc, trị giá 1,718 tỉ USD, tăng 632% về lượng và 524% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là điều dễ hiểu, khi mà các chính sách siết chặt việc kinh doanh nhập khẩu ôtô chính thức có hiệu lực vào 1/1/2018 (Nghị định 125/2017/NĐ-CP) đã khiến các hãng chưa thể thông quan để phân phối ra thị trường.
Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy “các hàng rào kỹ thuật” đã không thể ngăn cản nổi làn sóng nhập khẩu xe, đặc biệt là từ khu vực ASEAN, vốn được ưu đãi về thuế nhập khẩu (0% nếu đáp ứng đủ các điều kiện về tỷ lệ nội địa hoá - PV).
Mặc dù vậy, cũng cần nhìn nhận lại bài toán đầu tư và hỗ trợ sản xuất trong nước khi mà đối với các hãng, việc sử dụng các nguồn lực có sẵn tại các nhà máy ở Thái Lan, Indonesia… mang lại những hiệu quả về kinh doanh tốt hơn so với sản xuất trong nước. Lý do có thể có nhiều, nhưng hiệu quả kinh tế vẫn là bài toán quan trọng nhất, và điều này lí giải vì sao Suzuki không còn lắp ráp xe du lịch, Mitsubishi và Honda chỉ còn lắp duy nhất một mẫu tại Việt Nam…
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2019, các doanh nghiệp xe máy tại Việt Nam đã nhập khẩu xe và linh kiện, phụ tùng đạt trị giá 371 triệu USD, tăng 135% so với cùng kì năm ngoái.
Theo Dân trí
Tính từ đầu năm đến nay, đã có hơn 94 nghìn xe ô tô con dưới 9 chỗ đổ về Việt Nam, trong đó xe có nhập từ Indonesia có giá trung bình chỉ khoảng 280 triệu đồng/chiếc.
Kim ngạch nhập khẩu xe ô tô các loại qua cửa khẩu TP.HCM 10 tháng đạt 484,1 triệu USD, tăng 119,6% so tháng 10.2018 chỉ đạt 220,4 triệu USD.
Như đã phân tích ở bài 1, xe nhập khẩu về đến thị trường nội địa giá cao gấp đôi là do thuế, phí bủa vây. Còn đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước, đến nay tỷ lệ nội địa hóa quá thấp khiến giá thành cao hơn 20-30% so với các nước trong khu vực, cho dù nhiều chính sách bảo hộ đã được áp dụng.
Từ hôm nay (1/11), Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) bắt đầu tiếp nhận dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô…, đồng thời sẽ không tiếp nhận hồ sơ giấy đối với các thủ tục hành chính.
Các cơ quan chức năng của Việt Nam đề nghị các doanh nghiệp ô tô và mỗi người dân nêu cao tinh thần dân tộc, cảnh giác phát hiện và từ chối những chiếc xe có cài ứng dụng bản đồ “đường lưỡi bò”.